động về các nguy cơ và sự cám dỗ của thế giới vật chất, ẩn chứa đầy lo âu, khát vọng tình
dục quá độ và sự cạnh tranh khốc liệt của thế giới quanh tôi. Sách nêu ra những băn khoăn
thường ngày, thực tế khi nuôi dạy con - trẻ nhỏ nên được phép xem truyền hình trong bao
lâu, thái độ của trẻ khi giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trẻ được phép mặc quần áo ra sao - đến các
câu hỏi liên quan đến thần thánh. Các cuốn sách này biết rõ kẻ thù của trẻ và đưa ra các
phương pháp bảo vệ trẻ. Sách được viết cẩn thận, rất phù hợp về tâm lý và chứa đựng vốn
hiểu biết về Do Thái giáo truyền thống, thể hiện qua những câu chuyện kể của Chúa Giê-su
và bài học trong luật Do Thái và thần học. Những cuốn sách nuôi dạy con của người Do
Thái chính thống này coi việc tuân thủ nghiêm ngặt là con đường duy nhất để nuôi dạy
những đứa trẻ có đạo đức, lành mạnh. Vì vậy, cùng với những lời giảng và vốn hiểu biết sâu
sắc về cuộc sống là sự xuất hiện của mehitzah (vách ngăn tách biệt đàn ông và phụ nữ tại
điện thờ), cộng với sự phê phán nghiêm khắc và sự kiên định phải ngăn cách khỏi cộng
đồng rộng lớn hơn mà tôi và các bệnh nhân đều không sẵn lòng đón nhận. Tôi hoan
nghênh phép chẩn đoán, nhưng không hoan nghênh phương thức chữa bệnh.
Tôi bắt đầu tự hỏi liệu tôi có thể trở thành cầu nối hay không. Tâm lý học cung cấp lý
thuyết mạnh mẽ để hiểu rõ các vấn đề tâm lý của trẻ, nhưng lý thuyết thay đổi quá thường
xuyên, không thể là điểm tựa và chỉ mang tính tạm thời đối với các vấn đề liên quan đến cá
tính. Từ các bài học được-thời-gian-chứng-minh với Do Thái giáo, tôi khám phá ra những
sự hiểu biết sâu sắc và công cụ thực tế có thể trực tiếp giải quyết các vấn đề về tâm lý và tinh
thần. Biết đâu tôi có thể tìm cách đưa những hiểu biết này đến với các gia đình mà tôi tư
vấn; biết đâu tôi có thể tích hợp tâm lý học với những lời dạy của Do Thái giáo.
Ngũ thư
Không lâu sau khi tôi bắt đầu một năm nghiên cứu về Do Thái giáo, John Rosove, rabbi
cao cấp tại thánh đường Israel đề nghị tôi chủ trì một buổi trò chuyện về nuôi nấng con cái
vào buổi chiều ngày lễ Yom Kippur tại giáo xứ. Những kiến thức về vấn đề này chợt hé mở
trong tôi, và tôi trò chuyện suốt một giờ đồng hồ mà không cần giấy nhớ. Sau buổi trò
chuyện, một nhóm những người học Do Thái giáo đề nghị tôi làm giáo viên. Tôi sửng sốt
lắm, nhưng cũng hồ hởi đồng ý và cuối cùng, tôi giảng dạy cho nhóm này suốt hai năm. Tôi
vẫn thường nghĩ tôi chỉ dạy họ một ngày nữa thôi, nhưng tôi đã thắng nỗi lo sợ bị phát hiện
là kẻ lừa gạt câu nói mà Rabbi Daniel từng nói với tôi: “Những ai dù chỉ biết một từ của
Ngũ thư cũng đều biết dạy Kinh.” Lớp học trở thành mô hình mẫu cho tất cả các khóa học
do tôi tổ chức về phương pháp nuôi dạy con dựa trên giáo lý Do Thái.
Mỗi tuần, nhóm các cha mẹ của tôi thường chọn một ngày lễ sắp tới, một câu chuyện
trong Kinh Thánh, hay một lời dạy trong Talmud
, rồi kết nối với vấn đề nuôi dạy con
thời hiện đại. Từ bài giảng, tôi thường trích ra một phương pháp hoặc cách thức xử lý vấn
đề. Các thành viên trong lớp học trở về nhà, áp dụng nguyên lý và tuần sau đó sẽ báo cáo
kết quả, xem việc nào hiệu quả và chưa hiệu quả. Lớp học dần trở thành các buổi diễn
thuyết, và tôi chợt phát hiện mình đang kết nối hai thế giới với nhau. Tôi có hai bộ bài
giảng: một bài về sự duy linh và nuôi dạy con cái của người Do Thái, được tôi giảng tại các
trường đạo và giáo xứ; và một bài giảng tương tự với đôi chút tham khảo Do Thái giáo, được