DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 8

Từng bước, từng bước một

Theo gợi ý của tôi, gia đình tôi bắt đầu đi lễ tại thánh đường mỗi tháng một lần. Sau đó, tôi
phát hiện ra rằng rất nhiều các ông chồng Do Thái không tích cực hành đạo thường hay
phản kháng việc tham dự các buổi lễ; đây là vấn đề phổ biến trong nhóm cha mẹ mà tôi
giảng dạy. Trong nhiều gia đình, người phụ nữ ưa các hoạt động tâm linh hơn, trong khi các
ông chồng thường do dự, lập luận rằng kinh nghiệm từ thời thơ ấu chứng minh rành rành
thái độ đạo đức giả của tôn giáo (tôi đã nghe thấy điều này từ các ông chồng theo đạo Công
giáo, đạo Tin Lành và cả đạo Do Thái nữa). Giống như các cặp vợ chồng khác, anh Michael
và tôi đến với nhau cũng là hôn nhân “sắp đặt” - không phải lúc nào chúng tôi cũng đồng
tình với nhau về các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo. Nhưng trong trường hợp của
chúng tôi, Michael là người muốn gia đình tôi tuân theo tín ngưỡng khắt khe hơn mức tôi
có thể hài lòng. Tuy nhiên, 10 năm trước, chúng tôi lại giống nhau ở một điểm: anh được
dự lễ thụ giới và được làm lễ kiên tín, nhưng khi trưởng thành cả hai chúng tôi đều không
tham gia Do Thái giáo và cả hai chúng tôi đều rất hiếu kỳ.

Tại giáo đường, tôi có cảm giác mình như cá mắc cạn. Tôi không biết tên hoặc hình dạng

của aleph, ký tự đầu trong bảng chữ cái Hebrew. Tôi cũng không hay biết đến các nghi thức
tế lễ mà tôi vốn nghĩ là được phát âm giống như “burruch ha taw” và sau đó, tôi học được
rằng, baruch atah tức là “Phúc lành cho bạn”. Tôi lúng túng với sự thiếu hiểu biết của mình
về kỹ năng trong giáo đường và sự kém cỏi của tôi về Do Thái giáo. Nhưng chúng tôi rất
kiên trì. Suốt mùa xuân đầu tiên trong năm đầu tiên đi lễ, chúng tôi đến trại cứu tế vào
cuối tuần và ở đó lần đầu tiên chúng tôi được tham dự ngày lễ Shabbat, một ngày để nghỉ
ngơi và suy ngẫm. Sau đó, mỗi tuần chúng tôi đều đến thánh đường.

Tôi mua một cuộn băng có ghi âm lời kinh và thức khuya ghi nhớ lời cầu nguyện. Tôi

cũng tham dự lớp học Ngũ thư và tạo một số thay đổi nho nhỏ tại nhà. Ban đầu, chúng tôi
thắp vài ngọn nến vào bữa ăn tối thứ Sáu, lúng túng đọc lời cầu nguyện được chuyển ngữ,
nói “Chúc mừng ngày lễ Shabbat” và đi ăn một bữa tôm tại nhà hàng của Thái. Sau đó,
chúng tôi bổ sung thêm kiddush (lời khấn nguyện trước bữa ăn của đêm trước lễ Shabbat)
và ăn tối tại nhà. Sau khoảng một năm, tối thứ Sáu nào chúng tôi cũng ăn bữa tối Shabbat
tại nhà và đọc tất cả những câu kinh truyền thống. Đến giờ ăn, chúng tôi không ăn tôm
cua, thịt lợn, thịt nói chung và các sản phẩm làm từ sữa nữa.

Khi bắt đầu bữa tối, chúng tôi kết hợp những lời cầu nguyện với lễ nghi gia đình. Chúng

tôi thắp nến tỏ lòng trân trọng với các thành viên trong gia đình mắc bệnh trong tuần đó,
hoặc những ai cần đến một lời cầu nguyện do bị đau ở đâu đó. Ví dụ, Susanna nói: “Tối nay
con thắp ngọn nến này xin mang phước lành cho bạn Jessica, vì bạn ấy đang bị cúm.” Sau
đó, chúng tôi khẽ đọc lời cầu nguyện truyền thống với các con, “Nguyện xin Thiên Chúa soi
sáng cho con trong tuần tới.” Chúng tôi đi quanh bàn và lần lượt mô tả sự việc tốt đẹp nhất
diễn ra trong tuần và ghi nhớ tin tốt lành của các thành viên. Theo tin tức nghe được,
chúng tôi trò chuyện về những khó khăn hoặc về cuộc sống thường nhật khi áp dụng các
nguyên tắc trong luật Do Thái. Chúng tôi hát khi kết thúc bữa ăn. Thi thoảng, bữa ăn theo
nghi thức và các nghi lễ có vẻ nhàm chán và mang tính vị kỷ, nhưng thông thường đây là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.