DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 15

Dạy trẻ biết cách biến bàn ăn thành ban thờ - đón nhận thức ăn với thái độ điều độ, tán
dương và thánh hóa.

Dạy trẻ chấp nhận các quy tắc và biết tự chủ.

Dạy trẻ về sự quý báu của thời khắc hiện tại.

Dạy trẻ về Thiên Chúa.

Đây là bản kế hoạch chi tiết mà các bậc cha mẹ Do Thái đã tuân theo suốt 3.000 năm,

và tôi tin rằng nó vẫn sẽ đem lại hiệu quả trong mọi kỉ nguyên, mọi thành phố, mọi nhà.

Hãy tự mình tìm lối đi riêng

Một yếu tố đẹp đẽ của Do Thái giáo chính là lòng khoan dung, được thể hiện trong câu nói
cổ xưa: “Thiên Chúa không đưa ra đòi hỏi thừa thãi với các sinh vật của Người.” Thiên Chúa
không đòi hỏi ở các tín hữu nhiều hơn mức họ có thể cho đi, nhưng chúng ta được yêu cầu
hãy cố gắng trao thứ gì đó. Trong cuốn Ethics of the fathers (Đạo đức của Cha) (bộ sưu tầm
những câu châm ngôn có từ trước thế kỉ đầu tiên), Rabbi Tarfon dạy rằng: “Con không có
trách nhiệm phải hoàn thành công việc [hoàn thiện thế giới] nhưng con cũng không thể
ngưng làm việc đó.”

Kinh Torah hiểu rằng tất cả chúng ta đến với thế giới này và đến với Thiên Chúa một

cách khác biệt. Trong sách Xuất hành

(18)

, phần tham khảo được hướng tới “các anh em” -

cụm từ này được sử dụng để mô tả tất cả những người mà Moses – nhà tiên tri Do Thái - đã
dẫn dắt qua Biển Đỏ và đến với Miền đất Hứa. Họ bao gồm mọi người thuộc mọi tầng lớp
trong xã hội Ai Cập, với nền tảng vô cùng khác nhau. Đôi khi, tất cả chúng ta đều cần
những điều khác biệt từ Chúa, và Chúa cũng kì vọng vào những điều khác biệt ở mỗi chúng
ta.

Tôi tiếp tục gặp khó khăn với mọi khía cạnh của Do Thái giáo - với thuyết thần học, lễ

nghi và cộng đồng. Tôi dần tránh xa những gì gần giống với niềm tin tuyệt đối, mặc dù tôi
chưa từng hoài nghi rằng có một sự thật được đúc kết trong tôn giáo và sự thật đó có thể
được coi là sự công nhận - rằng vũ trụ được tạo ra kia trao cho chúng ta cả ý nghĩa và bổn
phận. Nhưng vấn đề về niềm tin tuyệt đối với Chúa không làm giảm sự tận tâm của tôi, bởi
trong Do Thái giáo, sự khó khăn vất vả song hành với thuyết thần học. Hãy nhìn Moses

(19)

xem - ngài đã dành cả đời để thảo luận sôi nổi với Chúa! Cũng như chúng ta không bao giờ
được cho là sẽ ngừng học hỏi Kinh Torah, chúng ta cũng không bao giờ được cho là sẽ
ngừng chất vấn Kinh. Với tinh thần đó, cuốn sách của tôi có thể được coi là triết lý nuôi dạy
con hoặc là sách khai tâm về Do Thái giáo. Các bậc cha mẹ - dù thuộc nhóm Tân tiến,
nhóm người Do Thái chính thống, người Do Thái hoặc không phải người Do Thái - đều có
thể hưởng lợi từ vốn hiểu biết sâu sắc của các rabbi và các học giả - tôi đã khai thác các ý
tưởng của họ để viết lên cuốn sách này.

Ngay cả sau khi học hỏi các nguyên tắc Do Thái về cuộc sống và sửng sốt trước vốn hiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.