DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 120

đặc điểm) này và điều chỉnh quan điểm của bạn theo hướng tích cực hơn, bạn sẽ không quá
khó khăn trong việc nghĩ ra các nhiệm vụ phù hợp với con. Cô bé Lucy hống hách - nhưng
tôi nghĩ rằng cô bé chính là CEO tương lai - nên được giao các nhiệm vụ đòi hỏi cô bé phải
theo dõi tỉ mỉ lịch trình và việc nhà, sắp xếp đồ đạc, nhắc nhở cha mẹ về các sự kiện sắp
diễn ra. Cha mẹ cần đảm bảo cô bé có quyển lịch, bản đồ, hộp dụng cụ với rất nhiều ngăn
nhỏ - những thứ giúp cô bé bài trí và kiểm soát thế giới nhỏ bé của mình.

Cha mẹ cần phải nghĩ ra các nhiệm vụ hoặc trò giải trí và cung cấp các công cụ giúp trẻ

hướng vào yetzer hara của mình. Một số nhiệm vụ có thể là việc vặt ở nhà, hoặc là việc nào
đó giúp con xả bớt năng lượng. Ví dụ, việc vặt “đích thực” của Lucy có thể là sắp xếp lại các
cuốn tạp chí trong phòng khách, quét sạch sân hiên và bày biện bàn ăn. Nhiệm vụ “yetzer”
của cô bé cũng có thể là nhắc nhở cha mẹ làm gì đó mỗi ngày (“Bố ơi, bố đừng quên bỏ hết
đồ trong túi quần ra trước khi cho quần vào hòm mây nhé”; “Mẹ ơi, tối nay mẹ nhớ bật nút
máy rửa bát nhé”) và mỗi tuần dạy em gái một trò chơi mới. Như vậy, mặc dù cha mẹ Lucy
vẫn cần phải dạy cô bé về cung cách xử sự và lưu tâm đến việc riêng của mình, nhưng Lucy
vẫn sẽ có cơ hội thực hiện niềm thôi thúc tự cao tự đại trong việc tổ chức, nhắc nhở và chỉ
đạo.

Bạn cũng cần nhớ một số quy tắc chung khi chuyển hướng yetzer hara của con. Các quy

tắc này được áp dụng cho tất cả các trẻ, bất kể trẻ có thiên hướng như thế nào.

Đừng đòi hỏi thái quá

Hãy tránh sử dụng các từ như luôn luônkhông bao giờ. Theo luật lệ Do Thái, mitzvot
(các hành động được yêu cầu) nhất định có thể được thực hiện không hoàn hảo, như nghĩa
vụ vẫn được thực hiện đầy đủ. Theo hệ thống luật pháp của Mỹ , điều này nghĩa là tuân thủ
tinh thần của luật. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng đến ý định tốt của trẻ. Đừng đặt những kỳ vọng
bất khả thi như luôn luôn nói thật, luôn luôn ngồi ngay ngắn tại bàn ăn và không ngó
nghiêng xung quanh, không bao giờ được ôm em bé quá chặt, luôn luôn nhớ mang về
nhà những cuốn sách cần thiết để làm bài tập về nhà.

Hãy nhớ thành công là nhân tố tạo động lực

Bạn hãy suy nghĩ theo chiều hướng mới thế này. Thay vì nói: “Giá như con bé học hành
chăm chỉ hơn thì kết quả đã tốt hơn rồi,” hãy nói: “Nếu con bé học tốt, chắc hẳn nó đã cố
gắng hơn.” Hãy cho con nếm mùi vị thành công. Hãy để con trở thành một hướng đạo sinh
tài ba. Hãy phát hiện tiềm năng của con. Hãy khen ngợi mỗi khi con ngoan và thể hiện lời
khen thật rõ ràng: “Phòng con sạch thật đấy!” “Đúng là mẹ không biết phải xoay xở thế nào
cho xong bữa tiệc này nếu con không giúp một tay.” “Celia à, mẹ cảm ơn con vì đã giúp mẹ
tắm cho chú chó hôi rình nhà mình và mẹ cũng cảm ơn Michael nữa, vì con đã giúp em
Ilana giải bài tập về nhà.”

Hãy cho con cơ hội đạt thành công. Hãy phân loại quần áo của con thành bốn ngăn -

quần áo đi học, trang phục dự tiệc, quần áo mùa hè và quần áo mùa đông - và để con tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.