DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 132

quanh bàn và chia sẻ tin tốt cho nhau, mỗi người lại giải thích cho mọi người nghe về điều
khiến họ biết ơn trong tuần.

Đôi khi chúng tôi vận dụng chỉ dẫn của Ngũ thư về phương pháp thảo luận trong gia

đình (các bản fax hoặc thư điện tử được đặt mua hàng tuần) để xử lý các tình huống khó xử
mang tính đạo đức với các con, ví dụ như Các con có thấy việc tiêm vi - rút cúm cho chuột
để thử nghiệm vắc-xin là đúng hay không?
Bằng cách này, chúng tôi giúp các con làm
quen với quan điểm của Do Thái giáo về quyền lực (sự lãnh đạo)cương vị quản lý
(trách nhiệm)
đối với các loài vật. Thánh đường có nên chấp nhận khoản tiền tài trợ để
xây thánh đường mới nếu người tài trợ là giám đốc một công ty và công ty này sử dụng
lao động trẻ em ở quốc gia khác? Nếu các gia đình ở quốc gia này không có đủ tiền mua
thức ăn khi
các trẻ em này không đi làm kiếm tiền thì sao? Chúng tôi thảo luận về tư
tưởng Do Thái đối với việc làm từ thiện và sự công bằng. Buổi thảo luận kết thúc khi chúng
tôi cùng hát birkat hamazon, thể hiện sự biết ơn sau mỗi bữa ăn.

Việc chấp nhận sự hạn chế của ngày lễ Shabbat trong hoạt động thường nhật giúp chúng

tôi có nhiều tự do hơn là nếu như chúng tôi không khiến ngày đó trở thành một ngày hoàn
toàn khác biệt. Bữa tối thứ Sáu và những ngày thứ Bảy thong thả tạo âm hưởng tích cực cho
cả tuần. Nhưng tương tự như tầm quan trọng của ngày lễ Shabbat đối với sự kiên định của
cuộc sống gia đình và duy trì truyền thống Do Thái, các nguyên lý ẩn sau nó không được
coi là chỉ dành riêng cho một ngày duy nhất. Quan điểm ở đây là mỗi khoảnh khắc phải
được vận dụng khôn ngoan, mỗi khoảnh khắc đều có thể trở thành giây phút thiêng liêng,
và quan điểm đó nên được mở rộng cho tất cả các ngày trong tuần. Vậy chúng ta phải làm
thế nào để bắt đầu với lối suy nghĩ hướng-về-ngày-lễ-Shabbat này? Bằng cách cưỡng lại thôi
thúc vắt kiệt từng giây từng phút quý báu ư? Bước đầu tiên là hãy nhận biết các thành phần
của cuộc sống đương đại vốn đặt ra những rào cản lớn nhất.

Cha mẹ bận rộn

Jackie là kiến trúc sư. Trong buổi học về phương pháp nuôi dạy con, chị nói với chúng tôi
rằng càng ngày chị càng về nhà muộn hơn. Không phải chuyện tình cảm ở văn phòng đâu.
Chỉ là cảm giác khiếp sợ thôi. Sau khi đặt ra nhiều câu hỏi, chúng tôi xâu chuỗi thông tin
với nhau và có được một thứ gọi là “chuyện hậu trường.”

Khi Jackie về đến nhà, chị có cảm giác mình phải có một chiếc còi, một chiếc kèn sừng

trâu và một cái càng cơ khí để mọi việc chuyển động hiệu quả. Chị đi từ phòng này sang
phòng khác nhặt đồ vật nằm vương vãi trên sàn nhà và la hét ra lệnh cho con cái. “Đừng có
xem ti vi nữa! Làm hết bài tập đi! Ăn tối nào! Dọn bàn! Đổ rác! Đi tắm! Không được nghịch
bọt xà phòng nữa, gội đầu đi! Ra khỏi bồn tắm! Đi ngủ! Nhanh lên, nhắm mắt lại! Dậy vệ
sinh cá nhân! Tìm ba lô đi! Đi ra ngoài và chờ xe đến đón!”

Ngày cuối tuần cũng không giúp chị được nghỉ ngơi thư giãn trước áp lực này. Vô số

những việc vặt chưa được hoàn thành trong tuần cần được làm cho xong. Còn phải mua
quà sinh nhật trước khi đến ngày tổ chức tiệc, phải đi cổ vũ trận thi đấu bóng đá giải thiếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.