DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 18

Không được phép sai lầm, không được chậm chân, không chấp nhận mọi điều bất
thường! Nếu trẻ không đạt điểm A, phụ huynh bắt đầu bứt rứt lo sợ trẻ học kém hoặc
gặp vấn đề về động lực. Đồ thị điểm số không theo chiều tăng dần đã biến mất.
Dường như các phụ huynh đều nghĩ rằng trẻ được chia làm hai nhóm: học giỏi và
học kém. Không phải đứa trẻ nào cũng có năng lực vô hạn trong mọi môn học. Điều
này không có nghĩa là phần lớn các trẻ sẽ không thể đi học đại học và không thể
cạnh tranh thành công trong thế giới của người trưởng thành. Phần lớn trẻ sẽ học đại
học và thành công. Chỉ cần phụ huynh thư giãn và kiên nhẫn một chút.

đây xảy ra chuyện gì vậy? Tại sao bản tin khối-lớp-3 kia lại tung hô đến thế? Tại sao

mẹ Sloane lại lo lắng đến vậy về việc con gái chị được tham gia phòng thí nghiệm vật lý thu
nhỏ tại trường tiểu học? Tại sao các phụ huynh không thể cho phép những-đứa-con-8-tuổi
được phát triển với tốc độ tự nhiên, bình thường?

Khi tôi bắt đầu tìm hiểu về Do Thái giáo, một trong những điều đầu tiên gây tác động

mạnh mẽ với tôi chính là cách trò chuyện trực tiếp của đạo này về áp lực nuôi dạy con.
Theo tư tưởng Do Thái, cha mẹ không nên kì vọng con cái trở thành người không phải bản
thân của trẻ. Hasidic

(1)

dạy rằng: “Nếu trẻ có khiếu trở thành thợ làm bánh, đừng bắt trẻ

phải làm bác sĩ.” Do Thái giáo giữ vững quan điểm cho rằng Chúa có kế hoạch riêng cho
từng đứa trẻ được sinh ra trên đời. Khi chúng ta thờ ơ ưu điểm nội tại của trẻ và hối thúc
con đi theo ý niệm của mình về sự thành đạt phi thường, chúng ta đang hủy hoại kế hoạch
của Chúa.

Nếu áp lực phải trở thành người đặc biệt trở nên quá căng thẳng, cuối cùng trẻ sẽ phải

đến văn phòng của nhà trị liệu do bị rối loạn về ăn uống và giấc ngủ, các cơn đau dạ dày
mạn tính, rụng tóc, tuyệt vọng và bệnh tật. Trẻ là nạn nhân trong cuộc đua ai-hoàn-hảo của
cha mẹ. Chính những đứa trẻ này đã thôi thúc tôi tìm kiếm phương pháp trợ giúp ngoài
phương pháp trị liệu. Trong Do Thái giáo, tôi tìm được một phương pháp tôn trọng nét độc
đáo của trẻ, đồng thời chấp nhận trẻ trong mọi chiến thắng bình thường nhất.

Sứ mệnh: sự hoàn hảo

Trong Chương 1, tôi mô tả sự ngạc nhiên và lúng túng của bản thân khi các bậc cha mẹ tỏ ra
thất vọng sau khi tôi tiến hành kiểm tra và nói với họ rằng các con của họ “trong giới hạn
bình thường”. Theo quan điểm của họ, một vấn đề có thể chẩn đoán được còn tốt hơn một
sự giới hạn bình thường. Vấn đề có thể được xử lý, còn sự giới hạn đích thực kia đòi hỏi phải
điều chỉnh sự kỳ vọng và sự chấp thuận đối với một đứa con trai hoặc con gái không hoàn
hảo
. Cha mẹ tràn trề hi vọng khi thực ra đứa con hiếu động của họ bị hiếu động thái quá,
đứa con hay mộng mị của họ bị ADD

(2)

, đứa con học kém toán gặp chứng rối loạn học tập,

đứa con nhút nhát bị ám ảnh xã hội, đứa con trai hay làm điều sai quấy mắc chứng “điên
đường”.

(3)

Nếu có bệnh nào đó được chẩn đoán, họ có thể thuê các chuyên gia và gia sư,

cho con uống thuốc, lập kế hoạch chữa bệnh, và cha mẹ có thể duy trì ảo tưởng rằng sự
không hoàn hảo có thể được vượt qua. Niềm tin của họ vào tiềm năng vô hạn của con được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.