DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 19

khôi phục.

Tại sao cha mẹ lại lo lắng về việc nuôi dạy những đứa con hoàn hảo đến vậy? Câu trả lời

có hai phần: niềm tự hào và lo sợ về tương lai.

Con tôi, thiên tài của tôi

Janet hỏi xin lời khuyên của tôi và các thành viên khác tham gia khóa học nuôi dạy con cái
về cách “trò chuyện ra ngô ra khoai” với cậu con trai lớn của chị.

Chị có biết gì về cuộc Tìm kiếm Tài năng Johns Hopkins không? Họ tạo cho các học
sinh lớp 6 cơ hội tham gia bài kiểm tra SAT. Nếu một học sinh có số điểm bằng với số
điểm của một học sinh trung bình lớp 12 trong bài kiểm tra toán hoặc kiểm tra
miệng, học sinh đó có đủ điều kiện tham gia chương trình học tập mùa hè đặc biệt tại
trường đại học. Tôi biết Dylan có đủ năng lực với môn toán nhưng thằng bé không
muốn ngồi làm bài kiểm tra. Thật là điên rồ, vì nhà trường cũng sẽ không biết điểm
số của thằng bé và nếu thằng bé tham gia cuộc kiểm tra và gia nhập chương trình tìm
kiếm tài năng, học bạ của thằng bé sẽ sáng rạng lắm.

Dân không chuyên gọi đây là hiện tượng khoe khoang khoác lác; các nhà tâm lý học mô

tả đây là “thành tích đạt được do hội chứng tâm lí mà cha mẹ có ý gây tổn thương cho con
cái để được chú ý.” Một số cha mẹ coi thành tích của con là liều thuốc giúp họ an tâm, coi
thành tích của con là vinh dự cá nhân, là yếu tố cho thấy giấc mơ của họ có thành hiện thực
hay không. Ngay cả các bậc cha mẹ không coi con cái là rào chắn trước những nỗi lo sợ
hiện sinh hoặc là biểu tượng thể hiện giá trị của chính họ cũng có thể khó lòng kháng cự
trước cơn sốt cạnh tranh.

Không phải lúc nào sự việc cũng đi theo hướng này. Trước đây, cha mẹ sinh con vì giá

trị lao động của chúng (thêm người làm việc trên trang trại). Ngày nay, rất nhiều cha mẹ
coi thành tích của con cũng quan trọng như “sản phẩm” gia đình. Thái độ này dẫn đến lối
suy nghĩ đảo-ngược, tập-trung-vào-trẻ, nơi chúng ta chiều theo ý thích của trẻ, nhưng cũng
gây áp lực cho trẻ phải đạt thành tích bằng mọi giá - thành tích trong học tập, xã hội và thể
thao. Nhưng áp lực này có thể gây phản tác dụng.

Những đứa trẻ cảm thấy chúng được kì vọng phải vượt trội hơn thành công của cha mẹ,

hoặc sẽ thể hiện các kĩ năng vượt tầm năng lực của bản thân, sẽ lâm vào cảnh khốn đốn.
Một số trẻ chỉ giỏi một lĩnh vực duy nhất, nên việc cố gắng buộc trẻ phải tinh thông thật
nhiều kĩ năng chỉ vô ích và mang tính hủy hoại. Nếu cứ phải oằn lưng học theo ý cha mẹ, có
lẽ trẻ sẽ quên cả điểm mạnh duy nhất của mình. Các trẻ khác bắt đầu cảm thấy như thể
mình phải làm mọi việc chỉ vì sự hài lòng của cha mẹ, và trẻ công khai chống đối. Một số
phản ứng trước áp lực này bằng cách đánh mất niềm vui nội tại của việc làm chủ các kĩ
năng, và có những trẻ khác lại vận dụng các triệu chứng tâm lý để thoát khỏi cuộc chạy đua.
Bằng cách thổi phồng khuyết điểm của mình, những đứa trẻ này mong muốn được tránh xa
thất bại và để tiến độ của chúng được đo lường bởi các tiêu chuẩn riêng, thực tế hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.