DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 70

Bằng cách sử dụng câu hỏi tu từ, Nancy và Paul hi vọng nỗ lực của họ sẽ hướng Molly

đến thứ mà các nhà tâm lý học gọi là kinh nghiệm “á à”: “Vâng, mẹ nói đúng rồi. Con
không biết con có bao nhiêu Beanie Babies rồi. Và mẹ nghĩ mà xem, có những đứa trẻ
không hề có món đồ chơi này bởi vì khác với ba mẹ, cha mẹ chúng phải dành hết tiền để trả
tiền thuê nhà và mua thức ăn. Và con thực sự biết ơn ba mẹ. Mẹ biết con đang nghĩ gì
không?

Nhưng phản ứng “á à” không xuất hiện bởi yetzer hara quá mạnh mẽ và được hướng

trọng tâm. Molly không tìm kiếm một sự hiểu biết nào đó, cô bé chỉ muốn có thêm đồ chơi
Beanie Babies mà thôi.

Lý luận và lý do

Samuel Butler nói: “Lý luận giống như một thanh gươm - những kẻ yêu cầu gươm sẽ bại
vong bởi nó.” Cha mẹ ngày nay có xu hướng cực kỳ tôn trọng sự sắc bén của lời nói và
những tranh luận hợp lý. Phần lớn cha mẹ đều thích tranh luận với con hơn là phạt chúng.
Thành đặc tính, cha mẹ thường thử trò chuyện để hướng con ra khỏi những mong muốn
thái quá bằng cách kiên nhẫn giải thích nguyên nhân và tác động. Một ông bố tha thiết nói:
“Ba con mình cùng nghĩ cho thấu đáo việc này nhé. Nếu năm đứa cùng ngủ qua đêm với
nhau, có thể các con sẽ thức đến khuya và hôm sau sẽ mệt bơ phờ, không thể đi tham quan
Bảo tàng Không gian được đâu.” Nhưng khi đó, con trai anh sẽ trả lời: “Không đâu ba ơi.
Buổi tối hôm đó chúng con sẽ vui lắm, và hôm sau sẽ còn vui hơn nữa.”

Việc giải thích nguyên nhân và tác động với trẻ con hiếm khi đem lại hiệu quả, bởi vì

niềm đam mê và ý thức về sức mạnh vô hạn của chúng luôn lấn át khả năng lý luận. Lý do
hợp lý cho việc không tiêu 120 đô la mua đôi giầy sẽ bị chật chỉ trong 3 tháng không khiến
trẻ lưu tâm. Và đương nhiên, với lý lẽ nghiêm khắc, cha mẹ không thể chiến thắng vì dù là
với đứa trẻ 7 tuổi, yetzer hara vẫn mạnh mẽ hơn mọi lý lẽ.

Thuyết giáo đạo đức giả

Hầu hết những bài thuyết giáo đạo đức giả đều chỉ gây lãng phí thời gian. Thay vì thay đổi
quan điểm của con, các bài thuyết giáo này chỉ khơi dậy một cuộc đối thoại âm thầm khiến
con xa cách bạn hơn. Dưới đây là sự trao đổi điển hình. Ý nghĩ của Jess không được nói ra.

Bố: Jesse à, bố không muốn con xem chương trình South Park

(5)

ngay cả khi chương

trình này vẫn còn trình chiếu khi con đến tuổi thiếu niên. Chương trình đó quá ngớ ngẩn
và điên rồ.

Jesse: Đấy là bố nghĩ vậy thôi. Các bạn con ai cũng thích chương trình này. Kể cả những

bạn học giỏi, thông minh cũng thích mà.

Bố: Con sẽ không hiểu những câu nói đùa hời hợt, hình ảnh thì dở tệ, và con không

thực sự thích chương trình này đâu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.