DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 73

Vậy là bạn không nên lắng nghe quan điểm của con ư? Ồ không, bạn có nghe chứ, bởi

lắng nghe nghĩa là tôn trọng, bởi có thể con sẽ cung cấp cho bạn thông tin khiến bạn thay
đổi quan điểm, và bởi vì bạn muốn mình trở thành tấm gương của một người biết lắng
nghe. Nhưng hãy nghe ngắn gọn thôi nhé! Nếu bạn bị cám dỗ phân tích lý lẽ với con, hãy
cố gắng kháng cự lại cám dỗ đó. Hãy nhớ rằng sự đánh giá cao của bạn sẽ giúp ích cho con
lâu dài hơn là một đôi giày hiệu Air Jordan đấy. Bằng cách điềm tĩnh phớt lờ lập luận của
con, cuối cùng bạn và con đều sẽ thu được lợi ích.

Nếu con tiếp tục nài nỉ, than vãn và đòi hỏi, bạn hãy cương quyết. Hãy cố gắng bắt đầu

mỗi câu nói bằng từ tuy nhiên. Mặc dù bạn chấp nhận và không chỉ trích mong ước của
con, nhưng vào lúc nào đó, bạn sẽ cần phải nói: “Mẹ biết con muốn đôi giầy đó lắm, nhưng
việc này đã được xử lý ổn thỏa rồi. Mẹ sẽ không nói thêm với con về việc này nữa.” Hãy cho
con biết chính xác chuyện gì sẽ xảy ra nếu con không chịu lắng xuống. “Nếu con tiếp tục
nói đến việc mua giày Air Jordan, con sẽ không được xem ti vi nữa.”

Nuôi dưỡng thái độ biết ơn

Việc coi những gì ta có là điều đương nhiên, muốn có nhiều thứ hơn nhu cầu và quên
không quan tâm đến niềm hạnh phúc của bản thân xuất hiện thường trực trong những lời
dạy của Ngũ thư Kinh Thánh. Trong Đệ nhị luật, Thiên Chúa nhắc cho chúng ta nhớ rằng
Người sẽ trừng phạt nếu chúng ta cảm thấy thiếu thốn trong khi “thứ gì cũng nhiều” mà
không “phụng sự Thiên Chúa với niềm hạnh phúc và trái tim hân hoan”. Việc nâng cao ý
thức về chủ đề này đều được làm mới mỗi năm, khi chúng ta được yêu cầu phải đọc kinh
vào ngày Rosh Hashanah, “Xin hãy để chúng con (không) héo hon bởi mong muốn có
được thứ mà chúng con thiếu thốn hoặc gia tăng một cách thờ ơ với niềm hạnh phúc đối
với những thứ đang thuộc về chúng con.” Và đương nhiên, sự thèm muốn khiến nó lọt vào
danh sách một trong mười điều răn.

Rabbi tôn trọng đam mê của chúng ta, nhưng cũng yêu cầu chúng ta phải kiềm chế

không được quá nuông chiều bản thân. Vậy chúng ta phải làm gì với những mong muốn rất
đỗi tự nhiên của bản thân? Chúng ta phải biến chúng thành động lực tốt đẹp, thông qua lời
cầu nguyện về lòng biết ơn, hay còn gọi là “câu kinh”. Truyền thống Do Thái khuyến khích
người lớn nên nói 100 câu kinh biết ơn mỗi ngày. Để đáp ứng chỉ tiêu khổng lồ đối với 100
câu kinh này, bạn phải thận trọng tìm kiếm những thứ để tỏ lòng biết ơn. Theo lễ nghi,
những người Do Thái tinh tường không lãng phí chút thời gian nào. Ngay khi vừa tỉnh giấc
họ liền bắt đầu cầu kinh buổi sáng: “Cảm ơn Thiên Chúa vì Người đã đem linh hồn về với
con.” Câu kinh tiếp theo được đọc sau khi họ đi vệ sinh, bởi vì hết sức ngạc nhiên, “các
đường ống và vòi nên mở đều mở, và những thứ nên đóng đều đóng.” Họ đọc câu kinh kế
tiếp trước khi ăn sáng, để cảm ơn Thiên Chúa đã ban thực phẩm cho họ. Xuyên suốt một
ngày, họ tiếp tục đọc kinh cảm tạ ngay khi có cơ hội. Thậm chí họ cũng đọc kinh khi xảy ra
chuyện không vui: “Cảm ơn Thiên Chúa, vị quan tòa đích thực, vì bài kiểm tra này về sự
cao thượng trong tâm hồn con.” Mục đích rõ ràng của những câu kinh này là nhằm nâng
cao nhận thức của chúng ta về vận may của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.