DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 80

Buxbaum kể về khoảng thời gian mà Rabbi Baal Shem Tov thuộc dòng đạo Do Thái thần bí
hồi thế kỉ 18 đi cùng với Rabbi Yitzhak của Drobitch trong vai trò trợ lý cá nhân. Baal
Shem Tov rót cà phê trong bình cho Rabbi Yitzhak. Sau Rabbi Yitzhak uống xong cà phê,
Baal Shem Tov dọn bình, tách và thìa trên bàn rồi mang vào bếp. Con trai nhỏ của Rabbi
Yitzhak quan sát việc này và hỏi Baal Shem Tov: “Rabbi mộ đạo, tôi hiểu tại sao ông đích
thân phục vụ người cha mộ đạo của tôi. Nhưng tại sao ông lại dọn dẹp cả những chiếc tách
hết sạch cà phê như vậy?” Baal Shem Tov trả lời cậu bé bằng lời giải thích rằng mang thìa
ra khỏi Thánh địa (trong Thánh đường) là một phần trong việc phụng sự thượng tế vào
Ngày chuộc lỗi. Đôi khi, dọn bàn cũng là hành động cống hiến vĩ đại đối với Thiên Chúa.

Dạy con làm việc vặt

Cốt lõi của thuyết thần học Do Thái nằm trong những việc có vẻ tầm thường - những việc
tầm thường của cuộc sống – và tầm quan trọng lớn lao của hoạt động làm việc nhóm. Trẻ có
thể được dạy về các nguyên lý này tại lớp giáo lý dành cho trẻ em vào ngày Chủ nhật, hoặc
thông qua các câu chuyện trong Kinh Thánh mà cha mẹ kể ở nhà, nhưng học thôi thì chưa
đủ, cũng như sẽ là chưa đủ nếu người lớn chỉ biết đọc Ngũ thư Kinh Thánh. Để thực hành
“hành động đúng đắn,” trẻ cần cả kĩ năng (khả năng làm việc tốt) và động lực (thiện chí
đảm nhận trách nhiệm.) Làm việc vặt - ví như tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ gia đình - là
những việc làm tốt đầu tiên của trẻ.

Cùng với việc tạo cho trẻ ý thức về nghĩa vụ của chúng đối với người khác, làm việc vặt

cũng tạo cho trẻ nắm bắt các kĩ năng sống. Bằng cách dạy trẻ về thói quen có trách nhiệm
từ khi còn nhỏ, chúng ta tạo cho trẻ sự tự tin để đảm nhận các thách thức phức tạp hơn
nhiều khi trưởng thành. Và giúp đỡ việc nhà cũng nâng cao lòng tự trọng của trẻ: khi cha
mẹ khăng khăng yêu cầu con làm việc vặt, cha mẹ cho con biết rằng con không chỉ được
yêu thương, mà còn được cần đến. Các việc vặt thông thường chính là nền tảng xây dựng
tính cách và niềm hạnh phúc trong tâm hồn của trẻ.

Các bậc hiền nhân nói rằng, câu trả lời dành cho câu hỏi: “Thiên Chúa sống ở đâu?”

chính là “ở mọi nơi mà ngươi tìm kiếm Người.” Như đã đề cập trong Chương 1, từ ngữ Do
Thái truyền thống mô tả nhà cũng giống với từ ngữ mô tả ngôi nhà để tôn thờ Thiên Chúa:
mikdash me’at, hay còn gọi là “thánh địa nhỏ”. Nếu Thiên Chúa ngự trị trong nhà, trường
học, công sở, vậy khi chúng ta cùng chung tay xây dựng một cộng đồng hòa bình, thịnh
vượng, tức là chúng ta đang dành tặng Thiên Chúa một địa điểm đón tiếp nồng nhiệt để
Người đến và ghé thăm. Bằng cách dạy con rằng việc vặt không phải là công việc nhàm
chán, mà là việc làm thể hiện sự tôn kính với cha mẹ và chào đón Thiên Chúa vào nhà,
chúng ta làm tăng giá trị của những nhiệm vụ mà con phải làm.

Trong khi đó, ở ngôi nhà của chính tôi và của bạn…

Quan điểm của các rabbi về sự vĩ đại của mỗi ngày cũng như sự kết nối giữa việc vặt và sự
linh thiêng thật thú vị, thật cao quý, thật sáng tạo. Nhưng nhà bạn thì thế nào? Nơi trẻ
không muốn làm việc nhà thì sao? Nơi mà cha mẹ không biết chắc liệu việc vặt đó có đáng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.