DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 82

khi chính bạn từ bỏ và thay con gánh vác trách nhiệm.

Vào thời của cha mẹ chúng ta, việc vặt không đòi hỏi quá nhiều sự sáng tạo hoặc quá

nhiều sự bao biện. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ thời hiện đại đang bị nhiễm vi-rút không-
chắc-chắn
. Việc vặt quan trọng đến mức nào? Trông em sau khi tan học có quan trọng bằng
một buổi học đàn violon không? Việc vặt nào phù hợp với độ tuổi nào? Trên hết là làm
cách nào chúng ta xác định đúng thời điểm?

Sự mâu thuẫn trong tư tưởng của chúng ta về giá trị của việc vặt đối với trẻ chính là

trọng tâm của những khó khăn. Nếu chúng ta không biết chắc liệu việc vặt có cần thiết cho
sự phát triển của trẻ hay không, tại sao phải phiền lòng giao việc cho trẻ? Càng ít yêu cầu
con làm việc vặt, chúng ta càng có nhiều thời gian rảnh và sự yên bình. Và trên thực tế, tôi
đã nghe mọi lời tranh luận về lý do khiến Gordon hoặc Marissa bé bỏng không cần phải
làm việc nhà. Để chiến thắng trong trận chiến về việc vặt này, bạn cần phải ngẫm nghĩ về
những lập luận này và nhận ra cuộc chiến tâm lý ẩn sau đó. Vì chỉ đến khi bạn tin vào giá
trị của việc vặt, bạn mới có thể có quyết tâm hoặc kiên nhẫn giao việc cho con và đảm bảo
con làm theo lời bạn.

Tại sao chúng ta không muốn con làm việc vặt

Trong nhiều gia đình, cha mẹ phân loại hai dạng trách nhiệm làm việc nhà cho con: việc
vặt đích thực đòi hỏi trẻ phải nhớ, phải tuân thủ và “thiện ý làm việc vặt” - tuyên bố của cha
mẹ chỉ có tính xác thực trên bề nổi. Các thiện ý làm việc vặt bắt đầu bằng lời tuyên bố vĩ
đại, “Từ giờ trở đi…” và kết thúc bằng, “Con hiểu chưa?” Trẻ luôn luôn mang vẻ mặt trầm
trọng và gật đầu đồng ý, cha mẹ luôn luôn rơi vào cạm bẫy đó, khờ dại mong chờ một tương
lai đầy ắp hình ảnh những chiếc giường ngủ sạch sẽ, phòng ngủ gọn gàng và những chiếc
răng sáng bóng mà không phải hối thúc hay nhắc nhở.

Tại sao các con không được giao làm những việc này? Một phần vì con bạn và con tôi có

“phong vũ biểu

(1)

mâu thuẫn tư tưởng rất cao. Các con biết rõ những lúc chúng ta nói

nghiêm túc và chúng có ý định nghe lời, và chúng cũng biết rõ những lúc chúng ta chỉ nói
cho xong chuyện. Nhưng tại sao chúng ta lại có thái độ nước đôi như vậy? Chẳng phải là
chúng ta muốn con tỏ ra có trách nhiệm và biết giúp đỡ mà không cần cha mẹ phải nhắc
nhở liên tục sao?

Sự lưỡng lự của chúng ta đối với việc vặt đều khác nhau và sâu sắc lắm. Một số cảm giác

lẫn lộn nảy sinh do áp lực thời gian. Có lần tôi diễn thuyết tại một ngôi trường, nơi cha mẹ
nói với tôi rằng con họ có nhiều bài tập về nhà đến nỗi chúng phải bắt tay làm bài ngay khi
vừa đi học về. Các mẹ phải cho đồ ăn tối của con vào khay rồi mang vào phòng cho con, để
con có thể vừa ăn vừa làm bài. Các con phải làm bài đến tận khuya. Trước giờ đi ngủ, các
mẹ thường đưa con vào bồn tắm, mặc quần áo ngủ cho con và bảo trẻ mau mau đi ngủ lấy
sức hôm sau đi học. Sáng ra, các mẹ đánh thức những đứa trẻ vẫn còn ngái ngủ và giúp
chúng mặc quần áo. Những học giả non nớt này không có thời gian để làm việc vặt. Ngay cả
khi không có lượng bài tập khổng lồ kia, phần lớn chúng ta vẫn tự tay làm mọi việc cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.