DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 81

để con phải phiền hà làm hay không? Trẻ nhỏ luôn luôn không chịu làm việc vặt, nhưng
dường như thế hệ ngày nay đang xoay xở để có được ranh giới đặc biệt so với cha mẹ trong
cuộc chiến lâu đời này.

Tôi vẫn còn nhớ đến những cuộc chiến nảy lửa về việc đánh răng mà tôi và chồng phải

tiến hành với Emma, khi con bé 3 tuổi rưỡi. Trên chiến trường, một bên là một yêu nữ ở
trần chạy từ phòng này sang phòng kia, còn một bên là cha hoặc mẹ, thậm chí có lúc là cả
cha và mẹ, vừa đuổi theo con, vừa vẫy vẫy bàn chải, vừa nài nỉ. Hình ảnh đó vẫn rất sống
động trong tâm trí tôi: hai người lớn bẽ mặt, một đứa trẻ hồ hởi, những chiếc răng chưa
được chải và những con vi khuẩn đang mở tiệc linh đình. Tôi sẽ thú nhận rằng, ban đầu, sự
tự lập của Emma cũng hấp dẫn tôi một chút, nhưng vì cảnh này cứ lặp đi lặp lại mỗi tối nên
càng ngày tôi càng thấy mệt mỏi và tức giận. Chúng tôi thử áp dụng phương pháp khen
ngợi và dỗ dành. Cũng không hiệu quả. Tôi tìm đến lời khuyên của một người bạn, cũng
chính là chuyên gia phát triển trẻ em. “Chị chỉ cần nghĩ ra một vài hình thức nhấn mạnh
thật tích cực để thu hút khả năng tưởng tượng của bé,” anh nhẹ nhàng nói. “Chị vẫn chưa cố
gắng hết sức thôi.” Vậy Emma cần gì? Những anh chàng gõ trống và thổi tiêu đi theo bé vào
phòng tắm ư? Hay pháo hoa? Mỗi lần đánh răng được thưởng 1 đô la? Tôi thấy những việc
này thật phi lý.

Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm ra một giải pháp và cuối chương này tôi sẽ tiết lộ cho bạn.

Nhưng tấn kịch đó và gợi ý của người bạn kia giúp tôi hiểu rõ tại sao tôi và phần lớn các cha
mẹ khác mà tôi biết đang thua trận. Việc vặt và trách nhiệm tự chăm sóc bản thân đòi hỏi
sự cam kết và sự thi hành cứng rắn của cha mẹ. Hầu hết chúng ta đều muốn trông đợi vào
lời khen ngợi và nhiệt huyết - “Jack ơi! Con giúp mẹ giỏi quá!” - là công cụ củng cố hành vi
tốt. Phương pháp này chỉ hiệu quả khi con có sở thích tung vớ ngang phòng để vớ bay
trúng giỏ mây, hoặc khi con cảm thấy mình là một cậu bé vĩ đại nếu được phép mang
những đĩa ăn dễ vỡ từ bàn ăn vào phòng bếp, nhưng trẻ nhỏ sẽ mất hứng thú khi sự mới lạ
không còn nữa.

Khi chúng ta gặp khó khăn với hậu quả không mấy vui vẻ vì con không chịu nghe lời

cha mẹ, rất nhiều người trong số chúng ta bị bế tắc. Trong phần lớn các gia đình ngày nay,
những cái đánh đít đã được thay thế bằng “thời gian tạm ngưng” - mà thật không may, thời
gian này lại cần phải có thời gian - thứ hàng hóa duy nhất mà chúng ta không có được. Vì
vậy, chúng ta không ngừng hướng tới cuộc dạo chơi tích cực như bạn tôi gợi ý: vận dụng khả
năng tưởng tượng, khiến việc vặt thật thú vị, khiến cho trẻ vui vẻ. Và rồi chúng ta trả giá.
Chúng ta phát hiện ra rằng, khi liên tục dỗ dành trẻ làm việc vặt, chúng ta tạo cho trẻ ấn
tượng rằng việc vặt không có giá trị gì ngoài giá trị giải trí hoặc hối lộ nhất thời. Cha mẹ kiệt
sức, chán nản, hoặc bực bội khi cố gắng khiến con vui vẻ vâng lời và rồi họ bỏ cuộc.

Nếu mỗi hành động nho nhỏ là một phần của nỗ lực lớn hơn để tôn vinh Thiên Chúa thì

việc đánh răng được đặt trong bối cảnh khác. Chăm sóc người khác không chỉ là trách
nhiệm của mỗi cá nhân, mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và nhân loại. Ý nghĩa này
vĩ đại hơn bản thân việc vặt. Đứa con 3 tuổi của bạn có thể không cần phải nghe bài thuyết
giáo dài dòng về chủ đề này, nhưng có lẽ bạn cần phải động viên bản thân một chút trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.