DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 83

con, vì nếu chúng ta tự làm hết việc nhà, mọi việc sẽ được hoàn tất mau lẹ hơn, ít bừa bộn
hơn và ít bực mình hơn là cho phép con tự chăm sóc đến lối sống của chúng.

Vẫn còn có những lí do khác mang tính tâm lý hơn đối với việc trẻ không hoàn tất việc

vặt. Có thể chúng ta e sợ rằng, do phải làm việc hoặc bận rộn với công việc bên ngoài gia
đình, chúng ta làm được quá ít cho con. Với mong muốn thể hiện tình yêu thương và sự
tận tụy với con, chúng ta trải thảm trên con đường con đi, bằng cách làm hết mọi việc giúp
con và không yêu cầu con làm những việc mà con không có tâm trạng để làm. Thậm chí
một vài người còn thương xót con, với vô số lý do: vì các con đang phải sống trong một thế
giới chật chội, ô nhiễm, nhiều áp lực; vì cha mẹ ly hôn; vì cha mẹ chưa ly hôn nhưng cũng
sắp ly hôn, khiến con phải chịu đựng không khí căng thẳng trong nhà; vì em gái Jasmine
có chiều cao ở phân vị thứ 70, vậy mà chiều cao của Parker tội nghiệp chỉ ở phân vị thứ 10
thôi.

Hết sức nghịch lý, phương pháp nuôi dạy con hiệu quả có thể gây ra tình trạng trẻ lo

lắng khi xa mẹ. Nếu chúng ta thực sự mong đợi và yêu cầu trẻ phải thực hiện trách nhiệm,
có lẽ chúng ta không cần phải thúc giục các con. Nhưng nếu chúng ta đang có chút cảm
giác cô đơn trong hôn nhân hoặc cảm giác bất an trong thế giới rời rạc này, một cách vô
thức, chúng ta tìm kiếm sự bầu bạn và sự gắn kết thân mật với các con thông qua sự hối
thúc và nhắc nhở.

Chinh phục sự mâu thuẫn trong tư tưởng

Trong những phần trước tôi có đề cập rằng, theo Talmud, “dạy con học bơi” là trách nhiệm
nuôi dạy con hàng đầu. Con cần phải biết bơi, vì mục tiêu của quá trình nuôi dạy con là
nuôi con lớn để con rời xa chúng ta. Đối với các phụ huynh khăng khăng cho rằng các con
quá bận rộn, đến mức không thể lãng phí thời gian làm việc vặt, có lẽ họ nên ngẫm nghĩ
thêm xem các con sẽ làm như thế nào trong tương lai, khi mẹ không có ở bên để sẵn sàng
giặt quần áo sạch sẽ và phết bơ lên từng chiếc bánh cho con. Tôi đã gặp rất nhiều trẻ có rất
nhiều kĩ năng kĩ thuật tuyệt vời, nhưng lại thiếu những kĩ năng thực tế, kĩ năng sống thông
thường và tôi không phải là người duy nhất nhận thấy điều này. Một giáo viên dạy mĩ thuật
có kể cho tôi nghe một sự việc xảy ra khi chị hướng dẫn các học sinh lớp 2 làm bài tập điêu
khắc trên giấy bồi:

Trẻ phải rót nước từ một chiếc bình lớn ra bát. Không một em nào xung phong rót
nước. “Các con có biết rót nước không? Các con đã bao giờ làm việc này chưa?” tôi
hỏi. Hóa ra chưa một em nào từng rót nước! Đúng là cuộc sống hiện đại. Chúng
không biết rót nước, nhưng tôi dám chắc rằng khi mới học mẫu giáo, tất cả các học
sinh này đều đã biết tải phần mềm trên máy tính.

Tôi cũng dám cá rằng một số trẻ mẫu giáo đã được học rót nước, nhưng các bé không

được thực hành do không có cơ hội. Ở nhà các bé đã được rót nước cho sẵn. Tôi đã thấy
nhiều cha mẹ phàn nàn rằng các con khó tính, lười biếng, chậm chạp, thiếu khả năng cần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.