DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 84

thiết để giúp đỡ người khác, nhưng khi tìm hiểu vấn đề thấu đáo hơn, chúng ta phát hiện ra
rằng không phải trẻ, mà cha mẹ mới chính là người gây ra vấn đề đó. Cha mẹ nhận thấy họ
tự làm việc vặt còn dễ hơn là dành thời gian dạy con làm. Quả thật là rất nhiều việc mà trẻ
nhỏ có thể làm sẽ không thực sự tiết kiệm thời gian cho bạn, nhưng nếu bạn coi những việc
này là sự tự lực của con trong tương lai, có lẽ bạn sẽ kiên nhẫn và khuyến khích con nỗ lực
từ khi còn nhỏ.

Cha mẹ không hề ưu ái các con khi họ không giao việc nhà cho con vì cha/mẹ thấy có

lỗi do phải dành nhiều thời gian làm việc, hoặc vì cha/mẹ xót con. Thay vào đó, họ đang
mua chuộc thiện ý tức thì của con bằng sự thịnh vượng trong tương lai. Khi bảo vệ con khỏi
thế giới thực tại - thế giới này đầy rẫy các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, công việc giấy tờ tẻ nhạt,
cũng như tiền thưởng và sự công nhận, cha/mẹ đang khiến con trở nên yếu đuối hơn. Ví dụ
như một việc mà bạn vốn rất quen thuộc: nuôi dạy con. Việc này đòi hỏi chúng ta phải làm
vô số việc, từ những việc mang tính cổ tích như hôn lên trán và má chúc con ngủ ngon hoặc
vỗ tay tán thưởng khi con chơi một bản nhạc clarinet, đến những việc kém thú vị hơn, ví dụ
như thay chăn hai, ba lần liền do con nôn ra, hoặc đặt thẻ ghi chú vào bảng cửu chương
trong một ngày dài lê thê. Tất cả những việc vặt này đều rất cần thiết đối với công việc của
chúng ta – công việc của người cha, người mẹ - và việc con tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ
gia đình cũng là công việc thiết yếu trong nhiệm vụ của con, vì con cũng là các thành viên
trong gia đình.

Theo nhà tâm lý học Donald Akutagawa và Terry Whitman: “Con người chỉ là các sinh

vật cống hiến sinh lực để khiến con cái ‘hạnh phúc’. Phần còn lại của vương quốc động vật
được hiến dâng để củng cố khả năng sống sót trên thế giới.” Các con xứng đáng có được
nhiều thứ hơn là tình yêu thương và sự tận tụy của chúng ta. Các con xứng đáng được dạy
để bảo vệ bản thân và cuối cùng là để đóng góp cho xã hội. Nhìn nhận sự việc theo cách
này, việc vặt không còn là hoạt động ngoại khóa nữa, mà thay vào đó, đây là hoạt động cơ
bản. Khi trẻ nhận thấy bạn có thái độ nghiêm túc đối với những việc này, trẻ cũng sẽ có thái
độ nghiêm túc tương tự.

Để việc nhà là việc quan trọng: bài học từ nông trại

Một khi bạn tin vào giá trị đích thực của việc nhà, bạn có thể trút bỏ cảm giác tội lỗi và sự
mâu thuẫn trong tư tưởng, đồng thời giao việc lau-bàn và rửa-bình cho con với thái độ tự
tin như mẹ bạn ngày xưa. Hiển nhiên, trong tâm khảm, chúng ta biết rằng việc nhà rất hữu
ích. Tôi vẫn còn nhớ rằng, trong khóa học nuôi dạy con, có một cuộc trò chuyện làm sáng
tỏ khao khát giao việc vặt cho con của các bà mẹ.

Cuộc trò chuyện bắt đầu khi một bà mẹ miêu tả về cuộc sống của người chị gái tên là

Liza. Gia đình Liza sống ở một trang trại nhỏ chuyên sản xuất sữa. Hàng tuần, chị, chồng
và bốn người con đều tổ chức một cuộc họp gia đình để giao nhiệm vụ cho từng người, trong
đó có các việc như cho bò ăn, giám sát việc vắt sữa và ghi chép sổ sách. Khi nông trại có lợi
nhuận, khoản tiền này sẽ được chia cho các thành viên. Trẻ ít tuổi nhất sẽ có được một
phần nhỏ. Người càng lớn tuổi càng được nhiều. Số tiền mà trẻ nhận được là khoản đã trừ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.