DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 87

nhà, tôi ngủ gật trên ghế. Lúc đó chưa đến 7 giờ 30 phút tối. Hai đứa nhỏ đắp chăn
cho tôi, tắt đèn và chui lên giường đi ngủ. Sáng hôm sau, khi tôi tỉnh dậy, tôi vẫn
nằm nguyên trên ghế, còn hai đứa nhỏ đã làm xong đồ ăn cho bữa trưa, món ăn
nhanh và ăn mặc nghiêm chỉnh để đi học.

Tôi cũng hi vọng như thế đấy! Tôi không biện minh cho việc tất cả các em nhỏ 9 tuổi

đều có thể tự đi ngủ mỗi tối, nhưng rõ ràng hai cậu bé này hoàn toàn có thể làm những việc
như chuẩn bị bữa trưa - việc mà Naomi vốn vẫn tự làm cho các con.

Đôi khi cha mẹ rất ngạc nhiên trước khả năng con tự hoàn thành mọi việc. Đối với

những người mà ông bà vẫn còn hưởng thọ, chỉ cần một cuộc điện thoại cũng đủ để kiểm
tra thực hư. Hãy hỏi ông bà xem ông bà phải làm những gì khi mới lên 7 tuổi, 10 tuổi hoặc
12 tuổi. Khi tôi hỏi thế hệ những người lớn tuổi nhất trong gia đình về việc này - họ ở vào
khoảng 75 đến hơn 90 tuổi - họ nói rằng khi mới học tiểu học, họ “lau sạch sàn nhà bằng
cách đổ sáp ra nền và sau đó di giầy thật mạnh lên sàn,” “lau chùi,” “là ủi,” “tắm, cho ăn và
thay tã cho thằng nhóc Lenny,” “giúp nấu thức ăn”. Một vài ông cụ lớn tuổi còn nói rằng,
họ vừa phải giúp bố làm việc, vừa phải đi học, chăm sóc các em và đi học đạo.

Giao quyền cho con bằng cách nâng cao tinh thần trách nhiệm

Song song với việc công nhận năng lực của con, bạn cũng cần phải trao cho con thêm quyền
hạn khi con đảm nhận nhiều việc hơn. Nhà phân tích tâm lý Wilfred Bion định nghĩa tình
trạng nô lệ tức là phải thực hiện bổn phận mà không có quyền hành. Khi bạn giao việc cho
con, hãy cho phép con quyết định xem việc đó cần được hoàn thành như thế nào một cách
hợp lý nhất. Đừng khăng khăng cho rằng con phải làm y như cách bạn muốn, nếu không
bạn sẽ gặp phải rủi ro là trở thành Pharaon - quyền lực là của ta. Các con đang học hỏi và
bạn là một chuyên gia. Một điều quan trọng không kém nữa là, các con không phải là tiểu
phiên bản của bạn. Các con sẽ phát triển phong cách riêng về trang phục, dọn phòng hoặc
đun nấu thức ăn. Nếu bạn yêu cầu con phải làm y như bạn, bạn sẽ tước mất khả năng sáng
tạo của con trong việc thực hiện nhiệm vụ và khiến con không muốn làm việc đó.

Khi Emma tự làm chiếc bánh sandwich đầu tiên, con bé tự hào đặt bánh vào khăn ăn và

đặt lên bàn (không cần đĩa). Chiếc bánh này gồm có một miếng bánh mì lớn phủ các lớp bơ
thực vật, bơ đậu phộng và mứt, hai lát dưa được xếp chéo nhau ở ngay giữa bánh và mỗi góc
bánh đều có một lát khoai tây rán vàng. Ngay khi nhìn thấy chiếc bánh tôi đã nghi ngờ về
những thứ còn thiếu sót - về mặt dinh dưỡng và thẩm mĩ – và định bụng sẽ tuôn ra một
tràng câu hỏi xem liệu con bé có khiến phòng bếp bừa bộn lung tung hay không. Nhưng
thay vào đó, tôi chỉ nói “Emma à, mẹ thấy con vừa tự làm món ăn cho bữa trưa nay rồi. Mẹ
ngồi chung bàn ăn với con được không?”

Tạo động lực cho con

Trong triết lý Do Thái, có hai quan điểm cơ bản để tạo động lực cho trẻ thực hiện bổn phận.
Thứ nhất là sự ủng hộ tích cực đem lại hiệu quả và thỏa thuận càng ngọt ngào, mức độ tuân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.