DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 89

đánh giúp con. Trong nhà mình, ai ai cũng phải làm công việc của mình. Nếu con không
sẵn sàng làm việc của con, con sẽ phải ra ngoài sân sau. Con có hiểu mẹ nói gì không? Mẹ
muốn con hiểu rõ. Con nhắc lại cho mẹ nghe được không? Con muốn thế nào nào?”

Emma chớp mắt, mỉm cười và chạy ngay ra khỏi phòng. Tôi tìm thấy con bé, cầm tay nó

và nói: “Emma à, vậy là con đã chọn rồi. Bây giờ con phải đi ra ngoài.”

Tôi bế bé và bình tĩnh bước xuống cầu thang. Emma có vẻ hiểu ra vấn đề và tò mò lắm.

Chúng tôi sống tại miền nam California, và ở đây, những buổi tối tháng Mười trời phủ màu
đen kịt, mặc dù không khí êm dịu. Emma không muốn phải ở ngoài sân một mình. Mẹ con
tôi đi ra cửa sau. Trông con bé lo lắm. “Mẹ ơi,” con bé nói, như thể nó vừa mới nghĩ ra điều
đó: “Mẹ con mình lên gác đi, con đi đánh răng ngay đây.”

“Con chắc chắn không?”

“Có ạ.”

Tôi đặt bé xuống và bé đi lên bậc thang trịnh trọng như một người lính. Con bé chải

răng, trèo lên giường và ngủ. Buổi tối hôm sau con bé vẫn hợp tác rất tốt. Sang buổi tối thứ
ba, bé lại bắt đầu nhảy nhót và chạy trốn. Tôi nhắc cho bé nhớ về sân sau. Con bé biết tôi
nói là sẽ làm. Con bé đi đánh răng. Vấn đề đánh răng của Emma không bao giờ khiến tôi
phải đau đầu nữa.

Không thúc giục, bắt đầu nghe lời

Là cha mẹ, mục tiêu của chúng ta là dạy trẻ thực hiện bổn phận mà không cần cha mẹ phải
nhắc nhở mọi lúc mọi nơi. Cuối cùng, chúng ta không chỉ muốn con làm việc vặt của mình
khi bị thúc giục, mà còn phải tình nguyện giúp đỡ mọi người. Chúng ta muốn con hỏi: “Con
giúp được gì cho mẹ ạ?” thay vì hỏi: “Con phải làm á?” Để khuyến khích trẻ có thái độ này,
bạn phải coi việc vặt là một phần quen thuộc và đáng trân trọng trong cuộc sống thường
nhật.

Khi hướng dẫn trẻ làm những việc vặt mà bạn muốn trẻ thực hiện, hãy tỏ ra thân thiện,

thản nhiên, hồ hởi và cụ thể. Bạn có thể tránh hiện tượng con hiểu lầm, bằng cách yêu cầu
con nhắc lại điều bạn vừa nói với con. “Đến giờ chuẩn bị bữa tối rồi,” bạn nói như vậy. “Mẹ
cần Caroline bày bàn ăn. Derek à, con gọt cà rốt và thái cần tây nhé. Mẹ sẽ thái hành và tỏi.
Adam ơi, con đổ nước vào bình và cho đá vào đó ngay khi con làm xong bài tập, nhưng
không được muộn hơn 6 giờ 15 đâu nhé. Các con hiểu chưa? Có ai hỏi gì không nào?”

Rất có thể cách giao việc này sẽ vấp phải sự im lặng hồi lâu, hoặc sự phản kháng không

thể tránh: “Không công bằng mẹ ơi!” Khi các con không nói gì, có thể bạn sẽ nói tiếp: “Nào,
bây giờ các con phải đảm bảo với mẹ là các con biết mình sẽ phải làm gì. Nói cho mẹ nghe
các con đã nghe mẹ nói những gì nào. Caroline à, con nói trước đi.” Phản ứng trước lời
phàn nàn rằng mẹ không công bằng, bạn có thể phân tích ngay lí do bạn phân việc như vậy.
Nếu bạn cho rằng các phần việc được giao như vậy là công bằng, hãy điềm tĩnh nói: “Mẹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.