DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 90

thấy các con cho rằng cách phân việc của mẹ không công bằng.” Hoặc đối với trẻ nhỏ hơn:
“Mẹ nghe thấy con nói rằng con nghĩ như vậy là không công bằng.” Sau đó, hãy giải thích
rõ rằng dù công bằng hay không, đây vẫn là nhiệm vụ của các con.

Nếu bạn nói với hai hoặc hơn hai con, bạn nên nói: “Mẹ cho các con lựa chọn. Các con

lập kế hoạch luân phiên làm việc nhà, và mẹ sẽ giúp các con tổ chức nếu cần thiết. Nếu các
con không muốn luân phiên làm việc, vậy thì mẹ con mình sẽ cùng ngồi thảo luận về cách
thức giao việc công bằng nhất vào buổi họp gia đình tối thứ Bảy này. Nhưng tối nay, các con
cần phải làm xong mấy việc kia và mẹ sẽ không nói thêm về vấn đề này nữa. Các con hiểu
chưa? Nếu còn kêu ca thêm về vấn đề này, các con sẽ phải đón nhận hậu quả không hay
đâu.” (Tham khảo Chương 8 để xem các gợi ý về hậu quả).

Bạn không phải nói như thế này mỗi tối đâu! Nói với các con rằng bạn sẽ chỉ nói như

vậy một lần mà thôi. Liên tục nhắc nhở, thúc giục hoặc thét mắng chỉ dẫn đến số 0 – số 0 về
khả năng tự chịu trách nhiệm của con. Hãy coi con là thành viên của một đội lính, một đàn
lừa hoang, một ổ mèo con ngái ngủ. Hãy vận dụng mọi hình ảnh cần thiết để bạn gỡ bỏ khía
cạnh riêng tư của tình huống này. Có việc cần làm. Việc đó phải được hoàn thành. Bạn giao
việc, các con thực hiện. Bạn không làm mọi thứ để rồi giận sôi người lên. Thiên Chúa muốn
chúng ta dạy các con làm những việc này thật mau lẹ và hiệu quả. Các con không cần phải
yêu thích mấy việc đó, và bạn cũng không có trách nhiệm giải thích dài dòng để con hiểu
lợi ích tối thượng khi giúp đỡ việc nhà.

Khi công việc được thực hiện xong, hãy công nhận việc tốt của con, nhưng không nên tỏ

thái độ phấn khích. Nếu bạn khen ngợi con quá mức, có lẽ con mong đợi bạn sẽ tán dương
như vậy mỗi khi làm xong một việc. Chỉ cần khen con ngoan. Nói cảm ơn. Tán dương nỗ
lực: “Cám ơn các con. Con và Natalie đều biết suy nghĩ thấu đáo. Mẹ thấy các con rất vất vả
dọn sạch phòng trước khi mẹ bạn ấy đến đón. Phòng sạch lắm.”

Kế hoạch hành động để giao việc vặt

Giao việc và đảm bảo con nghe lời là một trong những công việc mệt mỏi nhất của bạn đấy.
Chỉ riêng tính chất liên tục của việc này thôi cũng đủ làm suy yếu những ông bố bà mẹ cao
thượng nhất. Chị Marguerite là minh chứng sống về sự mệt mỏi mà một đứa trẻ gây ra cho
người mẹ có thiện ý. “Sara, con gái 6 tuổi của tôi, hiếm khi nào nhớ gấp gọn chăn màn,”
Marguerite nói như vậy trong khóa học của tôi.

Khi tôi hỏi con bé tại sao không làm, con bé luôn nghĩ ra một cái cớ: “Tay con đau
lắm,” “Nặng lắm, con không tự làm được,” hoặc đơn giản là “Con quên”. Con bé muốn
tôi làm giúp mọi việc mà con bé có thể tự làm một mình hết sức dễ dàng, ví dụ như
cất đồ chơi hoặc rót một ly sữa. Nếu tôi sai con bé đổ rác, nó sẽ nói nó sợ không dám
ra ngoài một mình - con bé sẽ đổ rác nếu có tôi đi cùng. Đến mức ấy, tôi thấy mình tự
làm còn hơn.

Quả là một cuộc chiến ý chí khi bạn muốn một đứa trẻ hay cãi lại chấp nhận trách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.