DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 88

thủ càng cao. Nhà tiên tri Maimonides, cũng là triết gia và nhà vật lý người Do Thái ở thế
kỉ 20, tin rằng trẻ không được tạo động lực một cách tự nhiên để học Ngũ thư Kinh Thánh.
Trong bộ luật nổi tiếng Mishneh Torah của mình, ông giải thích rằng phương pháp tốt nhất
để trẻ có thói quen làm việc tốt là dùng phần thưởng làm mồi nhử từ khi con còn nhỏ. Để
nhử trẻ nhỏ học Ngũ thư Kinh Thánh, chúng ta phải dùng “đậu phộng, quả vả và mật ong”
để hấp dẫn chúng. Đối với trẻ ở tuổi thanh thiếu niên, ông khuyến khích nên dùng đến “đôi
giầy bóng nhoáng và những chiếc áo sơ mi đẹp mắt”.

giáo xứ nơi tôi sống, hoạt động này vẫn được giữ nguyên. Các sinh viên Do Thái giáo

đứng đầu trong các buổi lễ vào sáng thứ Bảy dành cho trẻ nhỏ. Mỗi đứa trẻ xung phong trả
lời câu hỏi trong khi thảo luận về Ngũ thư Kinh Thánh đều được thưởng một chiếc kẹo nho
nhỏ. Nắm bắt được hiệu quả của truyền thống sáu trăm năm tuổi này, rất ít cha mẹ phàn
nàn về việc trẻ được cho ăn kẹo vào buổi sáng hôm đó.

Sự ủng hộ tích cực khác với việc bày trò giải trí cho trẻ để trẻ nghe lời. Sự ủng hộ mà bạn

cần đến không nhất thiết phải có vị ngọt, đắt đỏ hoặc tốn thời gian. Trẻ có thể được thưởng
bằng đặc quyền hoặc niềm tự hào của cha mẹ, ví dụ như cơ hội được tự chọn thực đơn ba
bữa tối dành cho cả nhà, hoặc được chọn nhà hàng nơi gia đình sẽ ăn tối vào tuần tới, hay
được cho phép ngủ muộn để xem chương trình đặc biệt nào đó. Đối với trẻ mẫu giáo, vinh
dự được có bản đồ các chòm sao cũng là tuyệt vời lắm rồi.

Quan điểm cơ bản thứ hai của Do Thái giáo là sự không nghe lời thường xuyên cần phải

có kỉ luật mạnh. Người ta nói rằng, Rabbi Joshua đã nói với các học viên như sau: “Một đứa
trẻ có thể được ví với một con bê - nếu bê không được dạy đi cày từ khi còn nhỏ, sau này nó
sẽ rất khó biết cày; hoặc ví như cành cây non – nếu bạn không uốn từ khi cành còn nhiều
nhựa, bạn sẽ khó có thể làm gì với cành cây này một khi nó đã cứng rồi.”

Vậy chúng ta phải dạy và uốn nắn trẻ thế nào đây? Chúng ta đã nghe rất nhiều câu tục

ngữ, “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”: “Thiên Chúa khiển trách những kẻ
mà Người yêu mến”, “Kẻ không dùng roi vọt là kẻ căm ghét con,” và “Trừng phạt con và nó
sẽ cho ngươi yên lòng.” Nhưng Ngũ thư kinh Thánh cũng dạy chúng ta thi hành kỷ luật
một cách khéo léo. Truyền thống Do Thái giáo cấm việc lăng mạ, đe dọa hoặc làm tổn hại
đến thể chất của một đứa trẻ, và khuyên chúng ta nên noi theo tấm gương của Thiên Chúa -
Người không bao giờ trừng phạt nếu không cảnh báo trước hoặc không nói với kẻ phạm tội
về điều hắn phải chịu nếu tiếp tục cư xử không đúng mực. Trong Chương 8, tôi sẽ thảo luận
sâu hơn về quan điểm của Do Thái đối với việc trừng phạt, và chia sẻ với bạn các gợi ý trong
Ngũ thư Kinh Thánh, giúp bạn kỷ luật con hiệu quả hơn.

đầu chương này, tôi có nêu câu chuyện về Emma và trò hề “đánh răng” của con bé.

Cuối cùng, để giải quyết vấn đề này, chúng ta không áp dụng phương pháp của
Maimonides, một tấm bản đồ các chòm sao hay sự khích lệ nào đó. Thay vào đó, chúng tôi
nhận thấy rằng để con bê nhỏ này biết cày, chúng tôi phải cứng rắn hơn.

Một buổi tối, chỉ đơn giản là tôi quá chán nản và nói: “Emma ạ, con phải làm một việc.

Con có bổn phận phải đi ngủ sau khi đánh răng sạch sẽ. Con có thể tự đánh răng hoặc mẹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.