DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 98

tin về những thứ tạo nên chế độ dinh dưỡng lành mạnh thành một sự thay thế cho tín
ngưỡng. Bằng cách trao đổi lựa chọn giữa cân nặng và thực phẩm (thực phẩm có hàm lượng
chất béo thấp và cơ thể mảnh mai nghĩa là người đó có phẩm hạnh, còn đồ ăn vặt và thừa
cân bị coi là tội lỗi) họ khiến thuyết thần học thực phẩm có giá trị tinh thần sâu sắc hơn.
Phương pháp này có thể khiến quyền lực bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nhiều hơn.

Tại sao cha mẹ lại biến thực phẩm thành cuộc chiến đạo đức gắt gao đến vậy? Vào đầu

thế kỉ 21, chúng ta nhận thấy rất ít khía cạnh cuộc sống nằm trong tầm kiểm soát của mình.
Điều duy nhất chúng ta biết chắc chắn - nếu chúng ta thận trọng - là thực phẩm được đưa
vào miệng chúng ta và miệng các con. Nếu chúng ta cho các con ăn chế độ dinh dưỡng lành
mạnh, chúng ta cảm thấy mình đúng là người cha người mẹ tốt. Nếu các con biết kiềm chế
mong muốn ăn đồ ăn vặt và thích ăn cà rốt, như thế các con mới là trẻ ngoan. Tôi đã được
nghe các câu chuyện thể hiện rõ minh chứng cho học thuyết của tôi: trong chuyến đi cắm
trại với các bạn, cô bé Emily 8 tuổi không chịu uống bất cứ thứ gì sau khi được cho uống ly
sữa chứa 2% chất béo. Cô bé giải thích với giáo viên bằng thái độ rất ngay thẳng: “Ở nhà
con, mọi người chỉ uống sữa chứa 1% chất béo thôi ạ.” Emily cố gắng tỏ ra cô bé là con
ngoan.

Do Thái giáo có thể giúp chúng ta hình thành thái độ hợp lý hơn và có giá trị hơn đối

với thực phẩm. Bằng cách áp dụng các nguyên lý Do Thái khi bụng đói, chúng ta có thể học
cách coi thực phẩm và chế độ ăn uống là con đường dẫn đến sự cân bằng dinh dưỡng, sự
linh thiêng và sự hài hòa trong gia đình.

Chúng ta không phải các thiên thần: Tại sao Thiên Chúa muốn
chúng ta yêu mến thực phẩm?

Một cách có chủ đích, Thiên Chúa tạo ra chúng ta khác với các thiên thần. Là những thực
thể không có thực, các thiên thần không có nhu cầu thể xác và cũng không có sự tự
nguyện. Họ không bao giờ phải đọc thực đơn để rồi đưa ra lựa chọn. Khác với con người, các
thiên thần không có khả năng biến bản năng thành hành vi thần thánh, bởi vì chính họ
đang ở chốn thần thánh rồi. Mọi hành động của họ đều mang tính thần thánh, vậy nên việc
này không phải là vấn đề cần bàn đến.

Nếu con người thử tranh đua với các thiên thần thông qua sự tu khổ hạnh và giữ giới

nghiêm ngặt, vậy là chúng ta đang lừa dối chính mình. Thiên Chúa muốn chúng ta rơi vào
những cuộc xung đột, đấu tranh giữa mong muốn và khả năng tự kiềm chế, và Yitzhak
Buxbaum, tác giả cuốn Jewish Spiritual Practices gọi đây là “cơn thèm thức ăn”. Do Thái
giáo dạy chúng ta rằng, để là chính mình trọn vẹn, chúng ta cần phải nhấn mạnh vào phần
con người của mình, thay vì phủ nhận nó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta
chiều theo lối tôn thờ ngoại đạo đối với thực phẩm. Nếu đi quá xa khỏi hướng đi của thú
nhục dục thuần khiết, chúng ta sẽ bước vào lãnh địa của chủ nghĩa khoái lạc. Chúng ta được
lệnh phải tôn thờ Thiên Chúa, thay vì tôn thờ nấm mồng gà hoặc một chiếc bánh tạc kiểu
Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.