DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 99

Chúng ta không phủ nhận niềm vui thú khi ăn hoặc biến thực phẩm thành thần tượng.

Chúng ta phải tránh một khả năng thứ ba: tiêu thụ thực phẩm mà không phải suy nghĩ gì,
ví dụ như loài quái vật. Động vật ăn mồi một mình và vừa đi vừa ăn; chúng ăn để tồn tại,
thay vì ăn để thưởng thức. Chúng không nấu nướng, cũng không bày biện món ăn lên đĩa
hay bày bàn ăn đẹp mắt. Động vật không có khả năng dừng lại và đếm niềm may mắn của
chúng; chúng ăn mà không có ý thức về lòng biết ơn.

Không phải tu khổ hạnh, không háu ăn, không phải một mình xé từng thớ thịt ngon

lành của con mồi trên thảo nguyên. Vậy còn lại gì? Talmud chỉ dẫn chúng ta tìm đến sự cân
bằng giữa việc ăn để sống và sống để ăn. Chúng ta nâng giá trị của hoạt động ăn bằng việc
thể hiện ý thức về thời điểm, địa điểm, lý do và món mà chúng ta ăn. Nói cách khác, chúng
ta phải coi bàn ăn là một ban thờ.

Sự điều độ, tán dương và sự thánh hóa

Có lẽ không khía cạnh nào trong cuộc sống mà nguyên lý về sự điều độ, tán dương và thánh
hóa được áp dụng đầy đủ đến vậy như trong lãnh địa của thực phẩm. Chính trong lãnh địa
này, rất nhiều trong số những mối quan tâm của con người được nêu bật – sự tự nhận thức
về bản thân, sức khỏe, “lòng tốt” và sự tự chủ - ba nguyên lý này là nơi trú ẩn an toàn của
chúng ta trước những áp lực thời đại và những sự kỳ vọng phi thực tế.

Nếu ăn kiêng thái quá hoặc cấm con không được ăn đường trắng, hay ăn kem Popsicle

vị trái cây phủ màu nhân tạo, tức là chúng ta đang cố đua tranh với các thiên thần. Nếu
chúng ta đầu hàng hoàn toàn và đặt túi bánh thịt bò băm viên của hãng McDonald vào ghế
sau xe của con và cho phép con ăn, chúng ta đang tự sắm cho mình vai người trông nom sở
thú. Chúng ta cần phải hướng đến thực phẩm một cách có ý thức, để có thể tận dụng tối ưu
khả năng thưởng thức và tự chủ của con người.

Có một cách để khuyến khích gia đình ăn uống điều độ và có được niềm vui tối đa là hãy

thánh hóa bữa ăn. Như truyền thống Do Thái khuyến khích, việc ngồi với người khác
quanh bàn ăn đảm bảo ít nhất chúng ta sẽ dành một phần bữa ăn để trò chuyện, thay vì chỉ
tập trung ăn. Những câu kinh mà chúng ta đọc trước bữa ăn cũng rất hữu ích. Những lời
cảm ơn này buộc chúng ta phải thong thả và ngẫm nghĩ về bữa ăn trước mắt. Để có được sự
điều độ, chúng ta có thể vận dụng những khoảnh khắc này để nghĩ xem ở bàn ăn có bao
nhiêu người, có bao nhiêu món ăn, và chúng ta cần bao nhiêu trong số chừng đó món để
cảm thấy thỏa mãn.

Chúng ta dễ dàng cảm thấy dễ chịu với hai khái niệm về ăn có chừng mực là thánh hóa

bữa ăn. Chúng ta vẫn thường tự trách bản thân vì lỡ tự nuông chiều bản thân ăn món gì đó,
vì vậy sự điều độ có vẻ rất hấp dẫn. Ý tưởng về việc thánh hóa bữa ăn cũng rất lý thú - tất cả
chúng ta đều mong được thong thả và trân trọng mọi thứ hơn nữa. Phần lớn mọi người đều
gặp rắc rối với việc tán dương nữa.

Kí ức về mùi vị thời thơ ấu sống động hơn bất cứ kí ức nào khác. Tôi có cảm giác rằng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.