DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 97

món hàng vô cùng hấp dẫn. Các nhà sản xuất thực phẩm, vốn quan tâm đến lợi nhuận hơn
sức khỏe người tiêu dùng, nhắm tới nhóm người tiêu dùng dễ bị ảnh hưởng nhất, chính là
các con của chúng ta. Các nhà quảng cáo không ngừng bám riết lấy đám trẻ, họ sử dụng
hương vị, màu sắc và khẩu hiệu mà họ biết sẽ cám dỗ trẻ. Còn đám trẻ, trong cuộc tìm kiếm
niềm vui và sự thỏa ước, cực kỳ dễ dàng xao lòng trước cám dỗ của các chương trình quảng
cáo và nài xin cha mẹ mua cho chúng những thứ chúng nhìn thấy trên truyền hình. Uống
quá nhiều Coco Puffs, bánh Lunchable, mì ống sốt pho mát, vậy là trẻ ăn nhiều calo, đường
và chất béo hơn so với mức cơ thể cần.

Sức khỏe tốt, ấy là chưa nói đến trào lưu xã hội thời nay vốn ưa thích những thân hình

mảnh mai, nên cha mẹ nào cũng cuống cuồng lo lắng. Trẻ không ngớt nài nỉ cha mẹ mua
cho mình các món ăn không có lợi cho sức khỏe. Chúng cũng không chịu tập thể dục đầy
đủ. Một số trẻ bị béo phì. Vậy là cha mẹ phải can thiệp vào tất cả những thứ mà trẻ ăn và
không ăn. Theo trực giác, trẻ nhận thấy đây chính là cơ hội hoàn hảo để chúng giành lấy
quyền lực. Khi nói đến thực phẩm, một vài cha mẹ thời hiện đại rất rõ ràng, bình tĩnh và
quyết đoán. Tất cả những điều này cộng với thực phẩm đã tạo nên một trận chiến nảy lửa.

Trong khi một số phụ huynh bận rộn tranh luận với con cái tại bàn ăn tối, các cha mẹ

khác lại vấp phải mâu thuẫn khác: bản thân thực phẩm bị coi là kẻ thù. Trong những gia
đình này, mối lo lắng thái quá về sức khỏe và cân nặng tạo tinh thần cảnh giác chung đối
với mọi mẩu thức ăn được đưa vào miệng cha mẹ hoặc các con.

Rối loạn dinh dưỡng là một phần của bệnh rối loạn tinh thần, bởi vì người mắc chứng

này phải chiến đấu với nguồn cung cấp của sự sống. Đặc biệt là phụ nữ, họ thường che giấu
mối quan hệ yêu-ghét riêng tư rất sâu sắc với thực phẩm. Rất nhiều chị em hoài nghi món
ăn mà họ phải dùng đến để có thể sống sót, nhưng họ lại sợ ăn món đó sẽ khiến họ mất
kiểm soát, ăn quá nhiều và tăng cân. Cũng rất nhiều người trong số chúng ta ngày nào
cũng có thói quen đứng lên cân trong phòng tắm, đều đặn hơn cả thói quen đọc kinh. Sự
mâu thuẫn trong tư tưởng này đối với thực phẩm và chế độ ăn uống, cũng như sự căng
thẳng đối với khả năng tự chủ, cảm giác có lỗi đều được chuyển sang cho con cái chúng ta,
mặc dù chúng ta không hề phải lớn tiếng nói về những mối lo đó.

Cũng không có gì lạ thường khi các bậc cha mẹ cực kỳ lo lắng về thực phẩm đến mức họ

bắt các con phải ăn theo chế độ ăn kiêng của người lớn. Nhà xã hội học Sheila Kitzinger viết
rất hài hước về chế độ ăn “chỉ một món điểm tâm” - khi trẻ chỉ được cho ăn thực phẩm ít
chất béo, nhiều chất xơ mà cha mẹ trẻ cần để duy trì cơ thể mảnh dẻ và lành mạnh. Chế độ
ăn này khiến trẻ thiếu dinh dưỡng, bởi vì trẻ no bụng trước khi kịp ăn chất đạm cần thiết.
Nếu thực phẩm là kẻ thù nguy hiểm của bạn, rất có thể nó cũng sẽ là kẻ thù nguy hiểm của
các con. Tốt hơn hết là bạn hãy đấu tranh với chứng háu ăn và các khía cạnh tiêu cực trong
yetzer hara của chính bạn, để chế ngự nó thông qua các con.

Coi thực phẩm là một trận chiến hoặc kẻ thù không phải là tình thế nan giải mới mẻ,

nhưng các bậc cha mẹ ngày nay nâng cuộc chiến này lên mức độ “thần học thực phẩm”.
Trong một xã hội vốn thiếu đi những điểm tựa tin cậy đạo đức, rất nhiều gia đình biến niềm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.