DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 14

mê đích thực nào đó. Nó mới 14 tuổi nhưng khi tôi nhìn vào thái độ của các bậc phụ
huynh khác thì có vẻ như chỉ có hai vị trí: tiến lên phía trước hoặc bị tụt lại phía sau.
Điều đó khiến tôi suy nghĩ về việc liệu tôi có nên “làm gì đó” với Adam hay không,
tôi có nên thúc đẩy nó mạnh hơn, khiến nó gạt các mô hình tàu điện của nó sang một
bên vì thứ gì đó bớt trẻ con hơn không. Ý nghĩ đó khiến trái tim tôi vỡ vụn vì nó là
người vui vẻ nhất trong gia đình. Và chuyện đó thật tốt, đúng không?

Yêu thương con cái không có nghĩa là bạn kỳ vọng chúng lúc nào cũng giỏi mọi thứ –

một học trò lễ độ và khéo léo, một cỗ máy hoàn hảo về xã hội, nghệ thuật và thể thao. Việc
kỳ vọng sự hoàn hảo ở bất kỳ ai là điều không thực tế. Khi chúng ta làm vậy, bọn trẻ sẽ rất
khổ sở. Tôi có tham gia một nhóm các chuyên gia tư vấn học đường và trong suốt hơn 10
năm qua, câu chuyện về những thiệt hại ngầm – mặt tiêu cực của việc bọn trẻ cố gắng để
vươn đến sự hoàn hảo đã trở thành chủ đề phổ biến nhất trong các cuộc thảo luận tại các
buổi gặp mặt của chúng tôi. Các chuyên gia tư vấn cho rằng các cậu bé giải tỏa áp lực bằng
cách trốn tránh trong các trò chơi điện tử. Hoặc chúng sẽ không làm bài tập về nhà. Bọn
nhóc có nhiều bài tập về nhà hơn cha mẹ ngày xưa rất nhiều, nhưng chúng không thể nói
rõ ra rằng chúng thấy việc làm bài tập nhàm chán và nặng nề thế nào. Vì không đủ trưởng
thành để xác định một vị trí ở giữa sự hoàn hảo và thất bại, chúng lựa chọn cách đầu hàng.
Thế còn các cô bé thì sao? Chúng trút sự đau đớn lên chính bản thân mình. Nhà thơ
Adrienne Rich

(2)

đã viết rằng khi các cô gái không thể chạm đến hay gọi tên cơn giận của

mình, họ sẽ “hướng nó vào bên trong giống như tự làm mình bị tổn thương vậy“. Chúng cố
gắng để có được vẻ ngoài trông thật hoàn hảo, nhưng thực ra chúng khổ sở vì nhịn đói, cào
cấu, cắt gọt hoặc làm bỏng chính bản thân mình. Nỗi đau đớn về thể xác giúp các cô gái giải
tỏa áp lực bên trong mình. Một cô bé tôi từng gặp trong buổi điều trị của mình nói một
cách đơn giản rằng: Khi cháu cảm thấy mình thất bại trong việc gì đó, cháu lại tự làm
mình bị thương.

Nền văn hóa của chúng ta có một định nghĩa rất hạn hẹp về thành công: Đó là điểm số,

sự quảng giao, tham vọng và diện mạo. Và mỗi tiêu chuẩn trong những tiêu chuẩn đó lại
phải ăn khớp với một danh sách các thành phần dài, sâu sắc và nhiều sắc thái hơn để làm
hài lòng cuộc sống của người lớn, chúng ta đã quên mất rằng con cái đến với chúng ta là
được tạo ra từ hình ảnh của Chúa. Điều đó vẫn đúng khi chúng bước vào thời kỳ mới lớn.
Chúng tuyệt vời theo cách của riêng mình chứ không nhất thiết phải theo cách như chúng
ta thích. Một vài đứa trẻ có những tài năng và đặc điểm rất dễ bị bỏ sót hoặc rất khó để
đánh giá chúng bằng điểm số: Chẳng hạn như chúng có thể kết bạn với động vật hoặc ngay
lập tức tìm thấy điểm chung với người ngồi cạnh mình trên xe bus hoặc có cảm nhận rất
hài hòa về màu sắc. Có một số trẻ khác biệt với những đứa trẻ khác và điều đó không thể
được coi là khuyết điểm.

Trẻ mới lớn vẫn còn đang phát triển, lẽ tự nhiên là chúng đang thay đổi và chưa có gì

chắc chắn. Những phẩm chất bạn thấy ở chúng ngày hôm nay có thể sẽ biến mất vào thứ
Hai. Chúa trời và tự nhiên quyết định nhịp độ phát triển của bọn trẻ và chúng ta - các bậc
cha mẹ - không thể khiến nó nhanh hơn hay chậm lại. Làm cha mẹ, việc chấp nhận cá tính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.