tự tin rằng chúng có thể thực hiện công việc đau khổ là dứt bỏ mẹ và bố mà bố mẹ vẫn yêu
thương mình. Điều này khiến các bậc cha mẹ ngày nay rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng
nan: Làm sao chúng ta có thể vừa tôn trọng nhu cầu xa cách cha mẹ của bọn trẻ vừa thực
hiện được trách nhiệm làm cha mẹ của mình là phải dạy chúng biết tôn trọng những người
khác nữa?
Đó là trách nhiệm và là một trách nhiệm thiêng liêng. Tôn trọng người khác chính là
cốt lõi trong giáo huấn của Do Thái giáo. Rabbi Hillel vĩ đại
từng được đặt câu hỏi rằng:
“Nếu ngài phải giảng dạy mọi thứ về Do Thái giáo một cách thật ngắn gọn, Ngài sẽ nói gì?”
Hillel đã đáp rằng: “Hãy đối xử với người khác như chính bản thân mình.” Do Thái giáo
luôn chú trọng vào hành động hơn là tín điều. Chính hành động chứ không phải niềm tin
là thước đo thực sự về nhân cách của bạn. Đó là lý do giải thích vì sao Chúa lại ban cho
chúng ta 613 điều răn
bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, đặc biệt là việc phải đối
xử tốt với nhau. Chẳng hạn như: Chúng ta cần làm từ thiện tùy thuộc vào khả năng tài
chính của mình. Chúng ta không thể giữ lương của nhân viên quá ngày phát lương. Chúng
ta không thể bỏ đói những con thú được sinh ra để ăn và hưởng thụ. Người nông dân phải
để lại một góc cánh đồng chưa gặt cho những người nghèo. Do Thái giáo dạy chúng ta rằng
sống tử tế với người khác cũng quan trọng như việc cầu nguyện hàng ngày vậy. Chúng ta là
tổng thể của những việc chúng ta làm và phần lớn những việc chúng ta làm là những việc
nhỏ chứ không phải việc lớn.
Ngũ thư Kinh Thánh dạy chúng ta rằng cha mẹ là những người giúp việc của Chúa. Điều
đó có nghĩa là cha mẹ phải có trách nhiệm đặt sự tôn trọng và tử tế là nhiệm vụ trung tâm
của gia đình. Cha mẹ cần dành sự chú ý, trí tuệ và sự nhạy cảm của mình cho cách bọn trẻ
đối xử với người khác như với việc học ở trường hay sức khỏe của chúng vậy. Thật lý tưởng
khi cha mẹ có thể dạy bọn trẻ biết cảm thông với người khác mà không phải hy sinh cả bản
thân mình, dạy bọn trẻ trở thành người thẳng thắn mà không khiến người khác khó chịu.
Vậy thì cha mẹ – người dẫn đường biết cảm thông với người khác phải dạy bọn trẻ về sự
tôn trọng như thế nào đây? Chiến thuật giúp bạn thành công trong việc dạy bọn trẻ biết
cách tôn trọng người khác có liên quan đến sự kiên nhẫn, khoan dung và thanh thản của
chính bạn. Bạn phải để bọn trẻ làm công việc của chúng là xa cách bố mẹ trong khi vẫn biết
là chúng đang tập trung để ý đến từng chuyển động của bạn. Chúng sẽ học hỏi được nhiều
hơn bạn tưởng bằng việc quan sát cách bạn xác định tiêu chuẩn về sự tôn trọng mà bạn cho
là quan trọng nhất với mình, bằng phản ứng chính thức và thận trọng của bạn khi chúng
thách thức những tiêu chuẩn đó và bằng chính sự khoan dung của bạn với chúng, kể cả khi
chúng không đáng được như vậy.
Hỗn láo đến mức nào thì được coi là quá hỗn láo?
Hầu hết bọn trẻ mới lớn đều có những hành động hỗn láo quá đáng – xúc phạm, chửi rủa,
đóng sập cửa – khi bạn kỳ vọng những thứ chúng cảm thấy không phù hợp hoặc khó hiểu.
Những kỳ vọng nghiêm khắc quá mức – mà không cân nhắc đến những cảm xúc non nớt
của thời kỳ mới lớn – sẽ phản tác dụng. Nếu bạn muốn con mình không bao giờ đảo mắt tỏ