so sánh chúng với lối sống của gia đình và con bạn. Hãy chuẩn bị tâm lý để điều chỉnh
danh sách của bạn theo thời gian khi con bạn trưởng thành hoặc – như xu hướng thường
thấy ở bọn trẻ mới lớn – tạm thời đi giật lùi lại phía sau.
Bạn có thể coi con mình là đứa trẻ hỗn láo nếu nó:
Trực tiếp chửi rủa bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình
Xúc phạm bạn trước mặt người khác
Không trả lời những câu hỏi trực tiếp của người khác
Đi chơi quá giờ giới nghiêm (điều này được liệt vào mục tạo ra tình huống khiến người
khác phải lo lắng)
Thường xuyên đóng sập cửa
Làm hỏng đồ đạc mà không thèm sửa chữa hay xin lỗi
Không sẵn lòng nói chuyện phiếm với bạn bè của bố mẹ
Không hỏi mà đã dùng đồ của bạn
Vào phòng của anh chị mà không xin phép
Chuyển kênh radio trên xe ô tô mà không thèm hỏi bạn
Còn dưới đây là danh sách những hành vi cũng hỗn láo nhưng tôi lựa chọn cách phớt lờ
chúng để con gái tôi và tôi không phải lúc nào cũng cãi nhau.
Bạn có thể lựa chọn cách phớt lờ những hành vi sau:
Mặt mũi sưng sỉa/ Hờn dỗi
Cằn nhằn trước khi làm việc nhà, làm bài tập về nhà hay những nhiệm vụ được giao
Đảo mắt tỏ vẻ nhàm chán
Nói lẩm bẩm một mình
Thường xuyên không nói những câu như: “Chào mẹ!” hay “Tạm biệt bố!”
Thường xuyên trêu chọc, cãi nhau, đánh nhau (ở mức độ nhẹ) với các anh chị em khác
Thi thoảng đóng sập cửa
Chửi rủa trước mặt, nhưng không trực tiếp nhắm vào cha mẹ