vẻ nhàm chán với mình hay ủ rũ sau một ngày tồi tệ ở trường thì đừng bao giờ chỉ trích và
cằn nhằn chúng đấy. Nếu không chúng sẽ xa lánh, nổi loạn hay che giấu hành động của
mình.
Nhưng những kỳ vọng mờ nhạt cũng tồi tệ không kém. Hãy nhớ rằng bọn trẻ dựa vào
bạn để trở nên mạnh mẽ. Nếu chúng cảm thấy bạn không thực sự biết mình muốn gì,
chúng sẽ thấy bất an. Và sau đó chúng sẽ càng đẩy bạn ra xa hơn – xúc phạm nhiều hơn,
ngạo mạn hơn, những cuộc xung đột dường như vô nghĩa cũng nhiều hơn. Chúng sẽ cảm
thấy yên tâm khi cha mẹ tỏ thái độ rõ ràng, chín chắn và bình tĩnh. Để tư duy của bạn được
mạch lạc, tôi gợi ý bạn nên đưa ra một vài tiêu chuẩn tối thiểu hợp lý về cách cư xử phải
phép trong gia đình. Để làm được việc này, bạn phải nhìn lại lối sống của gia đình và tính
khí của con mình.
Chẳng có bộ danh sách cách cư xử nào lại phù hợp với mọi gia đình và mọi đứa trẻ. Một
vài gia đình giống như một loại nhạc trẻ có tên gọi là “hãy hét lên” – trong đó ca sỹ chính
sẽ hét lên thật to bằng chất giọng khàn trên nền nhạc điện tử. (Bạn đã bao giờ nghe ban
nhạc Tôi đốt cháy hết bạn bè mình hát chưa?) Nếu thứ âm nhạc đó không khiến bạn lập
tức bỏ chạy, bạn sẽ thấy ngạc nhiên và thích thú, giống như nó có thể cổ vũ tinh thần cho
bạn vậy. Các gia đình “hãy hét lên” luôn ồn ào và tràn đầy năng lượng, họ thỏa hiệp với
nhau bằng cách quát tháo nhau. Bề ngoài họ dữ dội là thế nhưng bên trong đó là giai điệu,
tình yêu thương và trách nhiệm. Ở những gia đình khác lại không có ai lên tiếng cả. Thậm
chí việc đứng dưới cầu thang lớn tiếng gọi nhau xuống ăn tối cũng không được chấp nhận.
Một vài gia đình lại suốt ngày trêu chọc và đấu khẩu bằng cách chế nhạo lẫn nhau. Số khác
lại thích động tay chân, ẩu đả và đánh nhau. Lại có những nhà khác luôn yên lặng và nhẹ
nhàng. Không bao giờ có nhịp điệu thích hợp cho mọi bản nhạc hay cách xử sự đúng mặc
định cho mọi gia đình.
Lối sống của gia đình có thể bị tác động mạnh khi con bạn đến tuổi dậy thì. Giờ đây một
người trong gia đình “ồn ào” đã rút lui (liệu sự im lặng và những câu trả lời chỉ có một từ
của cậu bé có hỗn láo?); một người trong gia đình lịch thiệp cũng “vỡ giọng” (liệu sự ồn ào
và náo nhiệt của cậu bé có hỗn láo?); một người trong gia đình thích đua tranh trở nên
nhạy cảm (liệu cô bé có hay hờn dỗi và chỉ biết đến bản thân mình không?). Việc xác định
điều gì là hợp lý khi có người trong gia đình thay đổi quả là một thách thức lớn.
Bạn có thể khiến việc xác định tiêu chuẩn cho gia đình mình đơn giản hơn bằng cách
quan sát những địa điểm khác, bằng cách tìm hiểu phản ứng của bạn với các gia đình khác.
Khi ở những nơi công cộng, bạn hãy để ý đến bọn trẻ, cả khi chúng đi theo nhóm hay đi
cùng cha mẹ. Bạn ấn tượng với cách hành xử trưởng thành nào? Có phải đó là đứa trẻ đã
mời một người anh họ lủi thủi một mình khiêu vũ tại một quán bar dành cho người Do
Thái? Hay là đứa trẻ bước từng bước theo bước chân của người ông ốm yếu? Hay người đã
bắt tay khi rời khỏi nhà bạn và nói: “Cảm ơn cô vì đã mời cháu đến đây”? Và hành động
nào khiến bạn lo lắng nhất? Đứa trẻ cãi lại cha mẹ mình ở nơi công cộng? Tiếp tục ăn hoặc
nhai khi được giới thiệu với người lớn? Hay đứa trẻ chơi trống trong gara sau 9 giờ tối vào
một đêm ở trường học? Hãy mang tất cả những ý tưởng đó về ngôi nhà của chính mình và