DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 35

láo của bọn trẻ là những dấu hiệu phát triển bình thường và thậm chí là bản năng hướng tới
sự trưởng thành.

Mọi thứ đều xoay quanh bản thân bọn trẻ

Phi trung tâm hóa là thuật ngữ mà nhà tâm lý học Jean Piaget

(5)

sử dụng để miêu tả khả

năng nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác. Về mặt kỹ thuật, khả năng này bắt
đầu xuất hiện khi đứa trẻ khoảng sáu hay bảy tuổi và được phát triển đến năm 12 tuổi
nhưng khi bọn trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi hay lo lắng, suy nghĩ của chúng sẽ không được
chín chắn. Trong các tình huống khó khăn, phi trung tâm hóa là một trong những kỹ năng
liên quan đến nhận thức đầu tiên bị gạt sang một bên. Khi bọn trẻ nói những câu như:

Mẹ làm ơn đừng xung phong đi cùng trong chuyến đi chơi của trường. Nhất là khi
mẹ định cột tóc đuôi ngựa thế kia.

Con không ăn thứ này đâu. Trông như thức ăn dành cho chó vậy.

Đừng nhìn con. Đừng nói chuyện với con.

Chúng đang coi bản thân mình là trung tâm. Chúng không nghĩ đến hậu quả của hành

vi hay ngụ ý trong lời nói của chúng với bạn (ý thức bản thân của bạn về mái tóc, về khả
năng nấu ăn hay công việc làm cha mẹ); chúng đang nói với bạn về chính bản thân mình
(thói hay xấu hổ, khẩu vị cầu kỳ và hay thay đổi hoặc tâm trạng không tốt vào lúc đó). Tùy
thuộc vào sự trưởng thành và mức độ công kích trong những bình luận của chúng, bạn có
thể bỏ qua chuyện này. Hoặc bạn có thể nói bằng giọng bình thản, để chúng biết rằng
chúng đang vượt quá giới hạn được xã hội văn minh này quy định: “Như thế không hay đâu
Meghan ạ” hay ”Dừng lại ngay! Con không được nói với mẹ kiểu đó”. Kỹ thuật thử và đúng
của những tuyên bố dùng đại từ Bố/ Mẹ thi thoảng cũng tỏ ra hiệu quả: “Khi con dùng các
từ ‘bữa tối’ và ‘thức ăn dành cho chó’ trong cùng một câu, mẹ rất bực mình vì mẹ đã phải
vất vả để chuẩn bị bữa ăn này và hy vọng rằng con sẽ thích nó.” “Khi con xúc phạm vẻ ngoài
của mẹ, mẹ rất ngạc nhiên và vô cùng tổn thương.” Sau đó hãy chuyển nhanh sang một chủ
đề khác… hoặc một căn phòng khác.

Hỗn láo là một cách giải tỏa

Bọn trẻ cũng coi việc hỗn láo là một cách giải tỏa năng lượng. Hãy nhớ lại xem khi đứa con
bé bỏng của bạn bước vào trường mẫu giáo, chúng phải tuân theo tất cả các quy tắc, ngồi
trong một vòng tròn khi đến giờ phải ngồi vào vòng tròn đó, nói thật khẽ, đặt hộp cơm trưa
vào lại trên kệ, giơ tay khi muốn nói gì, cả ngày dài cứ phải giữ tất cả những quy tắc đó và
sau đó tỏ vẻ giận dữ khi bạn đến đón chúng. Bọn trẻ mới lớn – chẳng khác gì giai đoạn khi
chúng mới biết đi – cũng vậy. Chúng phải tỏ ra lịch sự với những giáo viên khó chịu và tẻ
nhạt nhất, với giáo viên môn thể dục – người sẽ gào thét vào mặt chúng nếu chúng không
hoàn thành vòng chạy của mình quanh đường đua. Và nếu chúng đang bắt đầu học cấp hai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.