DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 96

đó. Cô ấy chẳng giải thích gì cả. Và thậm chí con không thể học được chút nào vào
cuối tuần trước vì con còn phải diễn tập và bữa tiệc của Morgan vào thứ Bảy. Nếu con
phải viết hết cả bài luận trong tối nay thì chắc chắn con sẽ không thể làm được, con
biết vậy. Tất cả những gì mẹ cần làm là để con ở nhà vào ngày mai để hoàn thành
bài luận đó. Mẹ có thể viết đơn xin nghỉ học cho trường và bảo rằng con bị ốm. Đó là
việc đúng đắn phải làm thôi mà.

Các cậu bé lại sử dụng kỹ thuật khác. Chúng trưng ra những quả bom xúc phạm gây sốc

và chính đáng:

Bọn con không biết tại sao cái lưới bóng chuyền lại bốc cháy. Con không hiểu tại sao
người quản lý của công viên lại muốn MacKenzie và con phải đền tiền mua một cái
lưới mới để thay thế. Họ nên đặt biển cảnh báo hoặc thứ gì đó lên nó.

Hoặc đơn giản thế này:

Tên gọi của nó là “Hãy ăn trộm cuốn sách này” nên con đã ăn cắp nó.

Trong khi việc cố gắng vượt qua những hậu quả khó chịu do sự trì hoãn hoặc thiếu suy

nghĩ là tiêu chuẩn luyện tập của bọn trẻ mới lớn thì trách nhiệm của cha mẹ là phải kháng
cự lại điều đó. Nếu bạn đóng vai trò là luật sư biện hộ cho bọn trẻ, bạn đang ngăn chặn một
quá trình rất có giá trị với chúng. Bạn đã tước đi cơ hội ngẫm nghĩ, ăn năn, hối tiếc và nhận
ra lần sau mình sẽ không làm như thế nữa.

Bố một người bạn của tôi thường nói với năm đứa con của mình rằng: “Chà, bố thấy lần

này con đã rơi vào một tình huống khó khăn thú vị đấy. Xem con sẽ thoát ra khỏi tình
huống này như thế nào.” Cả tình huống khó khăn và giải pháp đều là của bọn trẻ chứ không
phải của cha mẹ. Với tinh thần tôn trọng khách quan, chúng ta đang cho bọn trẻ một quyền
rất cơ bản của con người – học hỏi từ những sai lầm của bản thân khi chúng vẫn còn ở nhà
và trước khi bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia.

Nhưng điều đó quá nguy hiểm!

Làm sao bạn có thể tránh không nhảy vào cứu bọn trẻ thoát khỏi những vấn đề rắc rối và để
chúng có đủ tự do mắc những sai lầm, thậm chí là những sai lầm lớn?

Để nghiên cứu về vấn đề này, tôi thường bắt đầu bài nói chuyện của mình bằng cách hỏi

khán giả về chính những trải nghiệm ở thời kỳ mới lớn của họ: Khi còn ở tuổi vị thành
niên, có bao nhiêu người trong số các bạn được phép ra ngoài buổi tối mà bố mẹ không
biết các bạn đi đâu?
Hầu hết các cánh tay đều giơ lên.

Và có bao nhiêu người trong các bạn đã làm những chuyện mà bố mẹ không bao giờ
biết được?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.