DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 99

Hãy dành một phút để nhớ lại chính tuổi trẻ của bạn: Hội bạn bạn chơi cùng, những luật

lệ bạn phá bỏ, những nơi bạn đi chơi, những chuyến đi mờ ám, những bí mật và những lời
nói dối. Hãy nhớ đến những lần suýt gặp chuyện không hay và bạn đã học được cách phân
biệt giữa những người bạn hấp dẫn và bạn xấu, giữa một trò vui thú vị và hành vi phạm
pháp, giữa việc lười biếng và bị điểm kém thật sự cũng như tất cả các tình huống mà bạn tự
nói với bản thân mình rằng: “Trời ơi, suýt nữa thì chết, mình sẽ không bao giờ làm như thế
nữa.” Bạn đã trưởng thành và khôn ngoan hơn. Giờ bạn ở đây, sau hàng thập kỷ, một con
người gần như luôn vững vàng, ngồi thoải mái trong một căn phòng sáng sủa và đang đọc
một cuốn sách làm cha mẹ.

Giờ thì đã đến lúc cho con bạn một cơ hội để tự đặt ra những giới hạn cho chính bản

thân mình, cũng như bạn ngày trước vậy. Đúng vậy, bọn trẻ mới lớn rất ngây thơ và thiếu
thực tế nên cha mẹ phải giúp chúng biết đánh giá và giải quyết được các mối nguy hiểm.
Nhưng học thông qua trải nghiệm vẫn là phương pháp tốt nhất và cách duy nhất giúp con
bạn học được là chúng được phép có trải nghiệm. Nếu chúng ta dựng các tấm biển “nguy
hiểm/ tránh xa” trước các tình huống thông thường trong cuộc sống của trẻ vị thành niên,
chính chúng ta đang tạo ra một mối nguy cho con mình: sự nguy hiểm của việc sợ hãi quá
mức.

Hội chứng thế giới đầy rẫy hiểm họa

Tôi đã gặp rất nhiều cha mẹ đồng ý với nhu cầu tự do của bọn trẻ về mặt nguyên tắc nhưng
vẫn bị tê liệt bởi nỗi lo về những mối nguy hiểm trong thế giới hiện đại ngày nay. Họ lập
luận rằng ngày nay, bọn trẻ mới lớn ra đường muộn một lúc có thể sẽ không bao giờ quay
trở lại nữa, chúng có thể bị bọn quấy rối bắt cóc, các cậu bé mê những trò chơi điện tử bạo
lực đang hình thành nên một Dylan Klebold

(5)

bên trong mình, còn các cô bé học phổ

thông mặc những chiếc quần jean cạp trễ đang quan hệ tình dục bằng miệng với các cậu
chàng bên dưới gầm bàn trong các quán bar của người Do Thái và mọi bước đi trong rừng
đều dẫn thẳng tới bệnh Lyme

(6)

.

Tất cả những mối lo này đều có thể xảy ra nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Chúng ta

rất khó tránh được việc lo lắng về những chuyện ít có khả năng xảy ra nhưng được thêu dệt
quá đà vì có rất nhiều câu chuyện phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hoạt động, virus và mối đe dọa nào càng sống động, tàn bạo, khiêu dâm và có tiềm năng
gây tai họa, thì lại càng có nhiều người nhảy vào tham gia. Nỗi sợ hãi luôn thuyết phục và
những hình ảnh cùng câu chuyện lại khiến mối nguy hiểm càng trở nên thật và gần hơn.
Cái giá chúng ta phải trả cho việc tập trung quá nhiều vào những khả năng xấu là thứ mà
nhà nghiên cứu Geogre Gerbner của trường Đại học Pennsylvania gọi là “hội chứng thế giới
nguy hiểm”. Gerbner nhận ra rằng càng xem nhiều tin tức trên tivi và các phương tiện
truyền thông, con người càng cảm thấy bất an và dễ tổn thương, họ càng trầm lặng khi
chuẩn bị đi ra khỏi nhà, đặc biệt là vào buổi tối và càng sợ gặp những người lạ. Đó là sự đầu
độc. Tin tức không chỉ là cánh cửa sổ của thế giới mà nó chính là cả thế giới.

Tivi không phải là phương tiện duy nhất khiến chúng ta bao bọc con cái mình thái quá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.