con người của bạn, bạn có thể điền tên mình vào đó.
Như tôi đã trình bày, đây chỉ là một cách lựa chọn nhằm mục đích nâng cao
hiểu biết của bạn về các cấp bậc đầu tư khác nhau. Điều đó không nhằm hạ
cấp hay phê phán những người bạn của bạn. Đề tài về tiền bạc rất dễ nhạy
cảm và biến động như đề tài về chính trị, tôn giáo hay tình dục. Và đó cũng
chính là lý do tại sao tôi đề nghị các bạn hãy giữ kín riêng tư những suy nghĩ
cá nhân của mình. Khoảng trống ở cuối mỗi phần trình bày chỉ nhằm mục đích
làm tăng sự hiểu biết của bạn – nếu như bạn chọn dùng nó.
Tôi thường dùng danh sách cấp bậc này khi bắt đầu các lớp học về đầu tư.
Phương tiện ấy sẽ làm cho việc tiếp thu mau chóng hơn và đã giúp nhiều người
học trở nên ý thức rõ ràng hơn về cấp bậc họ đang ở và cấp bậc đầu tư họ
muốn nhắm tới.
Qua nhiều năm, được sự cho phép của John, tôi đã đ chỉnh lại nội dung của
mỗi cấp bậc sao cho phù hợp với kinh nghiệm thực tế mà tôi đã trải qua. Mong
các bạn hãy đọc kỹ bảy cấp bậc đầu tư này.
BẢY CẤP BẬC ĐẦU TƯ
BẬC 0: NHỮNG NGƯỜIKHÔNGCÓGÌ ĐỂ ĐẦU TƯ
Những người này không có tiền để đầu tư. Hoặc là họ tiêu hết mọi thứ kiếm
được, hoặc là họ chi nhiều hơn thu. Có nhiều người giàu rơi vào cấp bậc này
bởi vì họ tiêu xài quá mức họ kiếm được. Điều không may là hết 50 phần trăm
những người lớn đều rơi vào cấp bậc zero này.
Bạn có biết ai thuộc cấp bậc 0 hay không? (tùy chọn).
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
BẬC 1: NGƯỜI ĐI VAY
Những người này thường giải quyết vấn đề tiền bạc bằng cách đi vay mượn.
Thường thường họ đầu tư bằng số tiền vay được. Quan điểm về kế hoạch tài
chánh của họ là vay quít trả cam. Cuộc sống tiền bạc của họ chẳng khác nào
như con đà điểu vùi đầu vào cát, cứ hy vọng và cầu nguyện mọi thứ sẽ suôn
sẻ. Họ có thể có vài tài sản đó, nhưng thực tế là mức nợ của họ lại quá nhiều.
Hầu như họ không ý thức gì về tiền bạc và thói quen tiêu xài của mình.
Bất cứ thứ giá trị nào họ làm chủ cũng đều có bóng dáng nợ trong đó. Họ
dùng thẻ tín dụng một cách bốc đồng, rồi dồn các khoản nợ tín dụng đó vào
khoản nợ nhà dài hạn, “rửa sạch” thẻ tín dụng và bắt đầu dùng tiếp. Nếu trị
giá căn nhà họ ở tăng lên, họ liền đi vay dùng khoản giá trị căn nhà tăng lên
đó làm thế chấp, hoặc mua một căn nhà lớn hơn, đắt tiền hơn. Họ tin là trị giá
bất động sản chỉ có một chiều đi lên.
Những từ, những câu khuyến mãi như “trả góp hàng tháng thấp, dễ dàng”
luôn hấp dẫn họ. Họ thường mua những đồ chơi sụt giá như du thuyền, hồ bơi,
đi du lịch hay xe ô-tô với những câu khuyến mãi đó trong đầu. Họ liệt kê