DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 2 - Trang 71

một lần, nền kinh tế bị xuống dốc thê thảm và anh ta mất hết các cửa tiệm
của mình. Thế nhưng các khoản nợ lại không mất đi. Chỉ không đầy 6 tháng,
các khoản nợ này làm anh ta phá sản. Anh ta đến tham dự lớp học của tôi để
tìm kiếm một giải pháp mới, một hướng đi mới, vậy mà anh ta vẫn khăng
khăng không chịu chấp nhận ý tưởng là hai vợ chồng anh ta chỉ là những nhà
đầu tư bậc 1.

Anh ta xuất thân từ nhóm C, hy vọng có thể làm giàu trong nhóm Đ. Anh ta

cứ cho rằng một khi anh ta đã từng là một nhà doanh nghiệp thành công, anh
ta có thể vận dụng cùng công thức của mình để đạt đến sự tự do tài chánh
bằng các đầu tư của anh ta. Đó là một bản ngã rất phổ biến ở một số nhà
doanh nghiệp hay cho rằng mình có thể tự động trở thành những nhà đầu tư
thành công. Các quy tắc kinh doanh không phải lúc nào cũng giống như các
quy tắc đầu tư.

Nếu những người đầu tư kiểu này không dám tự thay đổi mình, tương lai tài

chánh của họ sẽ rất ảm đạm trừ phi họ cưới được một ai đó giàu có và chịu
đựng được những thói quen tiêu tiền như nước của họ.

Bạn có biết ai thuộc cấp bậc 1 không? (tùy chọn)
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
BẬC 2: NGƯỜITIẾT KIỆMNhững người này thường để dành một khoản tiền “nhỏ”

đều đặn. Họ bỏ tiền vào những công cụ thấp rủi ro, thấp lãi suất như tài khoản tiết
kiêm, tài khoản định kỳ.

Nếu họ có tài khoản hưu trí cá nhân, họ sẽ đầu tư vào một ngân hàng hay

một tài khoản tiền mặt trong một quỹ hỗ tương.

Những người này thường tiết kiệm để tiêu dùng hơn là để đầu tư (chẳng hạn

họ tiết kiệm để mua một ti-vi mới, chiếc xe mới, hay đi du lịch, v.v...). Họ rất
trung thành vào việc trả tiền mặt. Họ rất sợ nợ hay tín dụng. Thay vào đó, họ
thích sự “an toàn” của tiền bạc để trong ngân hàng.

Ngay cả khi chứng minh với họ trong bối cảnh kinh tế ngày nay, tài khoản

tiết kiệm chỉ đem lại lãi suất âm (sau khi trừ lãi suất tiết kiệm của ngân hàng
với mức lạm phát và mức thuế thu nhập), họ vẫn không dám chấp nhận rủi ro.
Họ không biết rằng đồng đô-la Mỹ đã mất 90 phần trăm trị giá từ năm 1950,
và tiếp tục mất giá ở mức hàng năm nhiều hơn mức lãi suất mà ngân hàng trả
cho họ. Những người này thường mua những kế hoạch bảo hiểm nhân thọ bởi
vì họ yêu thích cảm giác của sự an toàn và ổn định.

Những người thuộc nhóm này thường phí phạm thời gian vốn là tài sản quý

giá nhất của họ, cố dành dụm từng đồng cắc lẻ. Họ bỏ hàng giờ cắt những mẫu
phiếu khuyến mãi trên báo, còn ở trong siêu thị thì cản trở những người khác
để cố tranh thủ tiết kiệm vài đồng mua sắm.

Thay vì chỉ để dành từng đồng xu, lẽ ra họ nên dùng thời gian học cách đầu

tư. Nếu họ bỏ 10.000 đô vào quỹ John Templeton vào năm 1954 và quên bẵng
nó đi, đến năm 1994 họ sẽ có 2,4 triệu đô trong tay. Hoặc giả như họ bỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.