10.000 đô vào quỹ Quantum của George Soros vào năm 1969, đến năm 1994
họ sẽ kiếm được 22, triệu đô. Thay vì thế, chính nhu cầu đòi hỏi sự an toàn tận
sâu trong lòng họ phát sinh từ nỗi sợ đã khiến họ tiết kiệm trong những khoản
đầu tư có mức lời ít ỏi, như tài khoản tiết kiệm của ngân hàng chẳng hạn.
Bạn thường nghe họ nói, “Tiết kiệm 1 xu là kiếm được 1 xu”, hay như, “Tôi
đang tiết kiệm cho mấy đứa nhỏ”. Sự thực lại là thường chính sự bất ổn điều
khiển chi phối họ và cuộc đời của họ. Mặt khác, họ lại thường thay đổi xoành
xoạch chính bản thân họ cũng như những đối tượng mà họ muốn để dành tiền
cho. Hầu như họ hoàn toàn đối lập với kiểu người đầu tư bậc 1.
Tiết kiệm là một ý tưởng tốt trong thời đại Nông nghiệp. Nhưng một khi
chúng ta bước vào thời đại Công nghiệp, tiết kiệm không phải là một chọn lựa
khôn ngoan. Việc chỉ biết để dành tiền thậm chí đã trở nên tệ hại khi đồng đô-
la Mỹ không còn được bảo chứng bằng vàng, và khi chúng ta gặp phải thời kỳ
lạm phát khiến cho chính phủ in tiền như điên. Người nào tiết kiệm tiền trong
thời lạm phát chỉ là những kẻ thua cuộc. Dĩ nhiên, khi xảy ra giai đoạn giảm
phát, họ có thể là người thắng cuộc... nhưng chỉ khi nào đồng tiền được in vẫn
còn có giá trị bằng một thứ gì đó.
Tiết kiệm là một thói quen tốt. Bạn nên có một nguồn tiền mặt bằng tổng
chi phí sinh hoạt từ 6 tháng đến 1 năm. Thế nhưng sau khi tiết kiệm được
khoản tiền đó, hãy nên nhớ có những công cụ đầu tư tốt hơn và an toàn hơn
nhiều so với tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng. Bạn bỏ tiền tiết kiệm vào
ngân hàng ở lãi suất 5%, trong khi khối người khác kiếm được 15%, đó có phải
là một cách đầu tư khôn ngoan không vậy bạn?
Thế nhưng, nếu bạn không chịu muốn học cách đầu tư và thường xuyên âu
lo về các rủi ro tài chánh, thế thì tiết kiệm là một chọn lựa tốt hơn đầu tư. Bạn
sẽ không phải lo nghĩ nhiều nếu như bạn chỉ giữ tiền trong ngân hàng và các
chủ ngân hàng sẽ yêu thích bạn lắm. Mà tại sao không yêu thích bạn cơ chứ?
Bạn hãy nhìn xem, cứ mỗi 1 đồng bạn bỏ vào tài khoản tiết kiệm, ngân hàng
cho vay từ 10 đến 20 đồng ở mức lãi suất “chặt đẹp” đến 19%, trong khi chỉ
trả cho bạn không quá 5% một năm. Tại sao tất cả chúng ta lại không trở
thành ngân hàng nhỉ?
Bạn có biết ai thuộc cấp bậc 2 không? (tùy chọn)
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
BẬC 3: NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TƯ “MA LANH”
Có ba hạng đầu tư khác nhau trong nhóm này. Nhóm đầu tư này có ý thức
rõ về nhu cầu đầu tư. Họ có thể tham gia vào các chương trình hưu trí ở công
ty nơi họ làm việc hay các quỹ hưu trí tư khác. Họ thỉnh thoảng cũng có những
khoản đầu tư bên ngoài với các quỹ hỗ tương, thị trường chứng khoán, thị
trường trái phiếu, v.v...
Nhìn chung, họ là những người thông minh có nền học vấn vững vàng. Họ
chiếm hai phần ba dân số nước Mỹ, và được các nhà xã hội học xếp thành “giai