đầu tư “đa dạng hóa”, với những người đầu tư không chuyên. Rất ít người cố
vấn chịu bỏ thời giờ dạy cho con. Thời gian của họ là tiền bạc. Cho nên nếu
con chịu khó tìm tòi hiểu biết nhiều hơn về tài chánh và biết cách quản lý tiền
của con, sẽ có một chuyên gia cố vấn tư vấn cho con những chiến lược đầu tư
mà rất ít người biết đến. Nhưng trước hết, con phải tự lo học hỏi lấy. Và hãy
luôn luônngười cố vấn chỉ khôn ngoan như con mà thôi”.
NGÂNHÀNGCÓNÓIDỐI BẠN KHÔNG
Người bố giàu quan hệ làm ăn với nhiều chuyên gia ngân hàng, họ là một
phần quan trọng trong đội ngũ tài chánh của Người. Trong khi Người có nhiều
người bạn thân và đáng kính trọng trong lĩnh vực ngân hàng, Người luôn cảm
thấy mình phải tự chăm sóc lấy cho mình, cũng như Người thừa biết các ngân
hàng luôn đặt lợi ích của họ lên trên hết.
Sau kinh nghiệm đầu tư năm 1974, Người đã hỏi tôi câu này: “Khi ngân
hàng bảo ngôi nhà là tài sản của con, họ có nói thật với con không?”.
HỌKHÔNGNÓI DỐI... HỌ CHỈ
KHÔNG CHO CON BIẾTSỰ THỰC
Sự thực là, khi ngân hàng bảo ngôi nhà là tài sản của bạn, họ không có ý nói
dối với bạn. Họ chỉ không cho bạn biết toàn bộ sự thực. Trong khi căn nhà của
bạn là tài sản, họ đơn giản chỉ không nói tài sản đó là của ai. Mà đó chính là
tài sản của ngân hàng. Bạn có nhớ lại định nghĩa của người bố giàu về tài sản
và về nợ từ quyển sách trước không.
“Tài sản bỏ tiền vào túi của bạn.
Nợ lấy tiền của bạn ra khỏi túi”.
Những người ở phía bên trái tứ đồ thực sự không biết về sự khác nhau đó.
Phần lớn họ đều cảm thấy hài lòng trong công việc ổn định của mình, có một
ngôi nhà đẹp đẽ mà họ nghĩ thuộc về họ. Họ cảm thấy hãnh diện và nghĩ là tài
sản đó nằm trong sự kiểm soát của họ. Sẽ không có ai lấy mất căn nhà đó đi
một khi họ trả nợ đều đặn mỗi tháng.
Nhưng những người ở phía bên phải tứ đồ biết sự khác nhau đó. Hiểu biết về
tài chánh và thông minh về tiền bạc có nghĩa là có thể thấy được toàn bộ bức
tranh hoạt động của đồng tiền. Những người khôn ngoan về tiền bạc biết rõ
rằng tài sản thế chấp không phải là tài sản mà là nợ trên bảng cân đối tài
chính của mình. Trong khi đó, cũng cùng tài sản thế chấp đó lại là tài sản trên
bảng cân đối tài chính của ngân hàng, chứ không phải của bạn.
Bất cứ ai có kiến thức về kế toán cũng đều biết bảng cân đối tài sản và nợ
phải cân bằng. Nhưng nó sẽ cân bằng ở đâu kia chứ? Bảng cân đối tài chánh
của bạn thực sự không hề cân bằng. Nếu bạn chịu khó nhìn vào bảng cân đối
của ngân hàng, bạn sẽ thấy những con số đã nói lên câu chuyện gì.