Ta đã thấy trẻ em, vì rất nhiều lẽ, thường nói sai sự thực, vậy thì lời
chứng của chúng không đáng cho ta tin lắm. Câu tục ngữ : « Đi hỏi già, về
nhà hỏi trẻ » chỉ đúng một phần nào thôi. Có thể rằng trẻ vô tư trong những
vấn đề không liên-can trực tiếp với chúng, nhưng chúng có sở đoản là nhận
xét rất kém và dễ bị ám thị. Ông F. Gorphe trong cuốn La critique du
témoignage (Dalioz) đã xét kỹ điều đó, và gần đây, ông L. Vérel cũng đã
làm nhiều thí-nghiệm trong đám học sinh. Một ngày tháng hai, gần tới lễ
Mardi gras, ông làm bộ như ngẫu nhiên cho trên bốn trăm học sinh trai và
gái coi một hình người múa rối màu sắc rực-rỡ. Một tuần lễ sau, đúng ngày
Mardi gras, ông bảo các trò gái trả lời những câu hỏi mà ông đã ghi sẵn, về
hình dáng và màu sắc của hình múa rối. Hôm sau, ông bảo các trò trai cũng
làm công-việc đó.
Bốn trăm lẻ hai đứa trả lời (hai trăm hai mươi bốn trai, một trăm bảy
mươi tám gái), mà chỉ có mười em đáp đúng (năm trai và năm gái) ; tính ra
tỉ số không được ba phần trăm.
Ông nhận thấy rằng những trẻ nhỏ, chưa biết nhận xét, trả lời sai nhiều
hơn hết. Và có điều này mới đầu tưởng như khó hiểu : ai cũng thấy con trai
nhận xét đúng hơn con gái mà lần đó thì ngược lại (tỉ-số con trai đáp đúng là
2,2%, con gái là 2,8%). Ông cho rằng con trai đã bị ám thị, vì ông hỏi chúng
sau khi đã được coi những cuộc nhảy hôm lễ Mardi gras, và những hình ảnh
trong cuộc vui đó đã làm lu-mờ, sai lạc ký ức về hình múa rối.
Để thêm chứng cớ về tính cách dễ bị ám thị của trẻ, ông thí-nghiệm
thêm. Sau khi chấm xong các câu hỏi, ông bảo học sinh rằng ít đứa cho biết
hình đó có cầm gì trong tay không và có râu mép không (sự thực nó chẳng
cầm gì cả, mà cũng không có râu). Rồi ông lại phân phát những tờ giấy ghi
sẵn câu hỏi để chúng đáp lại. Ông đã ám-thị chúng và kết quả là một trăm
bảy mươi lăm đứa trả lời, thì có hai mươi lăm đứa chống nổi sự ám-thị về
bàn tay hình múa rối, sáu đứa chống nổi sự ám-thị về bộ râu và hai mươi
bốn đứa chống nổi sự ám-thị về màu sắc. Hầu hết chống lại một cách rất yếu
ớt, đáp : « Con không nhớ rõ » ; chỉ có hai đứa là chống lại mạnh-mẽ, không
bị ám-thị chút nào và giữ đúng những câu trả lời lần trước. Còn những trò