DẠY CON THEO LỐI MỚI - Trang 106

Nhưng thưa bạn, hết thảy chúng ta, cả bạn lẫn tôi, chúng ta cũng đã có

ít nhất là vài lần xử tội như vậy. Xử tội con cháu ta hoặc học trò của ta.

Một lần :
- Tiền nầy mầy lấy ở đâu, Ba ?
- Bẩm, chú Tư cho con ạ.
- Láo, tao đã dặn chú ấy không cho chúng bây mà, chú ấy đâu dám cho

? Ăn cắp. Nằm xuống, mười roi.

Rồi lần khác :
- Cây bút máy nầy mầy lấy ở đâu, Xuân ?
- Bẩm không ạ ; con gà bài cho thằng Hưng, nó đền công cho con đấy

ạ.

- Láo. Thằng Hưng con nhà nghèo, làm gì có cây viết máy tốt nầy. Ăn

cắp. Nằm xuống, mười roi.

Rồi một lần khác nữa, cũng « Ăn cắp. Nằm xuống, mười roi… »

Có lẽ tôi nói cũng hơi quá, nhưng không sai sự thực bao nhiêu, phải

không bạn ? Ta nghiêm-khắc như vậy cũng có lý, vì còn tội gì khả ố, ghê
tởm, bằng cái tội ăn cắp ; nó ê trệ lắm, nhục nhã lắm. Nhưng hết thảy các
nhà tâm lý hiện nay lại bảo trẻ ăn cắp là chuyện tự nhiên mà nguyên-do
chính là tại chúng chưa hiểu thế nào là của riêng, hoặc tại chúng thiếu tình
âu yếm ; vậy đối với trẻ ăn cắp ta không nên tra khảo, mà cũng không nên
làm nhục ; và cái lỗi xử tội « Ăn cắp. Nằm xuống, mười roi » đã bất công
mà còn vô hiệu.

Muốn trị tật ăn cắp của trẻ, trước hết ta phải biết tới tuổi nào trẻ mới có

ý-niệm về quyền sở hữu.

2. Tới tuổi nào, trẻ mới có ý-niệm về quyền sở hữu

Theo Arnold Gesell, hồi hai tuổi trẻ phân biệt được vật mà của người

nào trong nhà, vật nào của nó, và bắt đầu để ý tới tiền, nhưng chưa hiểu
được công dụng của tiền.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.