nhớ lại lời của má tôi. Sau khi lo sợ vô ích, lần nầy vợ chồng tôi quyết định
can đảm đương đầu với cuộc thử thách và tìm phần tốt của nó mà lợi dụng.
Và thời khó-khăn đó đã kích thích chúng tôi lạ lùng. Chúng tôi đã tìm lại
được nhiều cái vui hồi nhỏ. Tôi đã học được cách thưởng cái thú của đêm tối
nó làm tôi sợ. Sau, nhờ vậy chẳng những tôi đủ can đảm đương đầu với
những khó khăn trong đời, mà còn thấy vui trong cuộc thử thách nữa. (R.S.
– Số tháng 2 năm 1949)
PHÂN NỬA TỐT : Hồi đó tôi mới mười tuổi mà đã thấy chán đời.
Một hôm tôi dạo chơi không mục-đích thì gặp bà giáo dạy Anh-văn của tôi.
Bà đương làm vườn, thấy tôi, tiến lại phía hàng rào, rồi đứng ở trong nói với
ra. Bà hỏi tôi sao ít lâu nay có vẻ chán nản như vậy. Tôi thú với bà rằng tôi
mới thất vọng nặng nề và không ham sống nữa. Bà chăm chú ngó tôi rồi bảo
tôi theo bà vô bếp. Bà rót nước vào cái chén, đưa cho tôi, rồi hỏi : « Chén
nầy đầy một nửa hay vơi một nửa ? ». Tôi suy nghĩ rồi đáp : « Cả hai » –
« Phải ». Mà đời chúng ta thì cũng vậy. Cái chén của đời không khi nào
hoàn toàn đầy, mà cũng không khi nào hoàn toàn vơi. Ai cũng được hưởng
cái phần có cả vui lẫn khổ của mình. Và mọi sự đều tùy cách ta xét cái phần
của chúng ta : kẻ thì rên rỉ vì chén của mình vơi một nửa, kẻ lại vui thích vì
chén đầy tới một nửa. Ngay bây giờ, mỗi khi sắp than-vãn về cái số kiếp, tôi
lại nhớ lời ngụ ngôn thâm-thúy đó để nhận thấy được mặt tốt của đời mà
quên mặt xấu đi. (C.M. – Số tháng 2 năm 1949)
MỘT CON CHÓ CÓ LỢI : Thầy giáo ra bài về nhà làm : tôi phải vẽ
một cái thang. Vừa vẽ xong thì một vết mực lớn làm dơ đúng giữa bức vẽ.
Trễ quá rồi, không vẽ lại được nữa. Tôi thất vọng, khóc. Ba tôi thấy vậy,
ngọt ngào bảo : « Có gì mà phải khóc. Vết mực đó y như một đốm đen trên
lưng một con chó. Sao con không vẽ thêm ở chung quanh cho thành con chó
? Nhiều khi chỉ cần chút bình-tĩnh và tưởng tượng là đủ làm cho cái rủi nhất
hóa ra lợi. Con nên nhớ rằng nhiều cái mới đầu tưởng không sao sửa được
mà rồi cũng cải thiện được ». Tôi nghe lời, vẽ một con chó ở chung quanh
vết mực. Hôm sau, bài tôi được chấm nhất. Ông giáo bảo : « Các trò thấy
không, hễ có chút tưởng tượng thì kết quả như vậy. Con chó nhỏ đó đã làm