DẠY CON THEO LỐI MỚI - Trang 17

CHƯƠNG II : CHÚNG TA MUỐN CÁI GÌ ?

QUYỀN-LỰC CỦA TA TỚI ĐÂU ?

1. Mục-đích của giáo-dục

Trước hết chúng ta phải tự hỏi : « Ta muốn cái gì ? ». Trả lời được câu

hỏi đó là định được mục-đích cho giáo dục. Phải vạch rõ mục-đích rồi mới
xét tới phương-pháp và phương-tiện.

Hồi xưa, các cụ theo quan niệm của Khổng giáo, cho cá-nhân, gia-tộc,

quốc-gia, thiên-hạ như bốn cái khoen móc vào nhau ; hơn nữa, như bốn
vòng tròn đồng tâm mà vòng nhỏ nhất là cá-nhân, vòng lớn nhất là thiên-hạ.

Câu của Khổng Tử đáp Tề Cảnh công khi ông nầy hỏi về chính-trị : «

Vua theo đạo vua, bầy tôi theo đạo bầy tôi, cha theo đạo cha, con theo đạo
con » (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử) ; nhất là câu về quẻ Gia-nhân
trong kinh Dịch : « Cha theo đạo cha, con theo đạo con, anh theo đạo anh,
em theo đạo em, chồng theo đạo chồng, vợ theo đạo vợ mà gia-đạo chánh,
chánh gia-đạo thì thiên hạ định » (Phụ phụ, tử tử, huynh huynh, đệ đệ, phu
phu, phụ phụ, nhi gia đạo chánh, chánh gia nhi thiên hạ định hỹ), đều có ý
cho gia-tộc là một cơ quan của quốc-gia, có tính-cách chính-trị. Gia-đình đã
là một tiểu tổ chính-trị thì cá nhân tức là một cán bộ chính trị có nhiệm vụ
giữ trật tự trong xã hội, cho nên Chu tử mới nói : « Cha con yêu nhau, gốc là
việc công ».

Dưới một chế độ như vậy, cá nhân tất phải chịu uốn nắn, nhồi nặn theo

một kiểu mẫu đã định sẵn, không thể được tự do phát triển. Đã đành, nhà
cầm quyền hồi xưa cũng lo hạnh phúc cho cá nhân, nhưng cho rằng hạnh
phúc đó nằm trong hạnh phúc của quốc gia, và cá nhân phải hy sinh hạnh
phúc của mình cho hạnh phúc của đoàn thể.

Nền giáo dục đó là nền giáo dục một chiều, giáo dục con người vì gia

đình, vì xã hội chứ không phải vì con người. Chẳng những phương Đông
chúng ta mà hết thảy các nước ở phương Tây cũng đã trải qua giai đoạn ấy,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.