lận, đừng lường gạt, đừng ăn cắp, đừng để chúng phải vơ-vẩn nghĩ : «
Lương ba có tám ngàn một tháng, tiêu pha trong nhà sợ không đủ, làm sao
mà có tiền sắm hai cái xe hơi, một cái non trăm ngàn, một cái trên hay trăm
ngàn, trong một thời-gian ba năm làm việc nhỉ ? Ấy là chưa kể bao nhiêu đồ
cổ trong tủ kính ở phòng khách, đáng giá cả trăm ngàn, rồi hộp hột soàn của
má cũng đáng giá cả mấy trăm ngàn nữa. Lại sắp tậu thêm một biệt thự non
triệu nữa ? ».
Ông R. Dottrens trong cuốn Nos enfants à l'école viết : « Dạy-dỗ là làm
gương ».
- Đó là quy-tắc sơ-đẳng nhất trong luân-lý thông-thường.
- Chỉ muốn dùng uy-quyền để bắt trẻ tập những thói quen, những đức
hạnh mà chính ta không có, thì khác gì mò trăng đáy giếng. Chơi cái trò đó
hại lắm, ta có thể mất lòng tin cậy và lòng kính trọng của trẻ.
- Và làm sao lại tưởng-tượng được rằng ta có thể đặt trước lương tâm
trẻ một lý-tưởng để hướng-dẫn ý chí và hoạt động của trẻ, nếu chính ta, ta
không hành động đúng như lý-tưởng đó ?
- Khi tất cả các thanh-niên có thể tôn kính nghiêng mình trước tấm
gương của cha mẹ, thì cái khủng-hoảng gia-đình giáo-dục và tình-trạng hỗn-
loạn của bọn trẻ đã gần tới lúc cáo chung.
- Làm sao cho con chúng ta có thể khoe chúng ta với bạn chúng bằng
giọng tự-đắc như vầy : « Ba tao, mầy biết không, « số dách » à ! Còn má tao,
thì thực là « quá xá », bồ ơi ! ». Như vậy không phải là chúng ta đã diệt
được hết những khuyết điểm cùng tật xấu đâu, mà chỉ có nghĩa là chúng ta
đã giữ kỷ-luật và gắng sức để cho chúng theo.
- Và ngày nào mà hết thảy các học sinh cũng có thể khoe với bạn về
thầy học của mình như vậy, thì vấn-đề giáo-dục, vấn-đề sư-phạm không còn
gì phải bàn cãi nhiều nữa. Từ trước, người ta phải nghĩ phương-pháp nầy,
phương-pháp khác chỉ là để vá-víu những khuyết-điểm của ông thầy thôi,
ông thầy mà có đức hạnh, có lương-tâm thì dù dạy sai quy-tắc, kết-quả cũng
vẫn tốt.