cho chúng bú cũng đúng giờ, cấm chúng bú tay, cấm chúng nói bậy, nghiêm
trị tật nói dối, tật ăn cắp ngay từ hồi chúng một hai tuổi… là bất di bất dịch.
Cho nên lần đầu tiên, đọc cuốn Vos enfans et vous của Anna W.M. Wolf
trong đó tác giả đả phá những quy-tắc trên, thì tôi tự nghĩ : « Bà nầy nói bậy.
Người Mỹ thường có những tư-tưởng mới quá, nhất là trong vấn đề giáo-
dục, chưa thể tin được ». Ít lâu sau, đọc những tác phẩm Les défauts de
l'enfant và Education familiale của André Berge, thấy vị bác-sĩ Pháp nầy
cũng chủ-trương như bà Wolf, tôi đã đâm ra suy nghĩ. Rồi tôi tìm kiếm thêm
những cuốn Pour comprendre nos enfants, mettons nous à leur place của
bác sĩ Beverrly, người Mỹ ; cuốn Comment soigner et éduquer son enfant
của bác sĩ Benjamin Spock, cũng người Mỹ, một cuốn đã được dịch ra nhiều
thứ tiếng, đã bán được ba triệu bản, được các bực cha mẹ ở khắp thế giới tin
cậy ; và cuốn Psychologie de l'enfant de la naissance à l'adolescence của
nhà xuất bản Bourrrelier, do trên một chục tâm lý gia, giáo dục gia hợp lực
biên soạn. Đọc xong những cuốn đó thì lòng tin những quy-tắc bất dịch trên
kia đã lung lay. Hàng chục nhà bác học đã nghiên cứu hàng vạn trẻ em ở
khắp nơi mà đều kết luận như nhau thì làm sao tôi có thể ngờ họ được nữa ?
Nhưng « tận tín thư » vốn là không nên, mà áp-dụng đúng những quy
tắc của họ vào sự giáo dục trẻ em Việt thì lại càng không nên.
Chẳng hạn, khi họ bảo trẻ còn nhỏ mà đứng về phương diện luân lý,
chứ không đứng về phương diện sinh-lý để xét trẻ, là vô ý-thức và bất công
thì ta có thể tin được. Dưới ba bốn tuổi, trẻ chưa có quan niệm gì về thiện
ác, ta không thể bắt chúng chịu trách nhiệm về hành động của chúng. Mắng
chúng hoài là có đủ các tật, nào nói dối, làm biếng, nào ăn tham, tàn nhẫn…
rồi đánh phạt chúng, ghét chúng, thì oan cho chúng, và làm cho chúng dễ
hóa ra có tội lỗi thật. Ta xét chúng ra sao thì chúng thành như vậy.
Cheteaubriand đã nói trong tập Mémoires d'Outre-tombe : « Hồi nhỏ tôi thấy
như thích làm tất cả những cái ác mà người ta chờ đợi ở tôi ».
Nhưng khi bác-sĩ Gilbert Robin bảo : « Trẻ không có tật xấu, tại người
ta đã vụng dạy chúng hoặc tại chúng đau » thì tôi ngờ rằng tác giả đã lạc