ngủ bấy nhiêu, cân nặng bấy nhiêu… Luật tạo-hóa không máy-móc như vậy.
Đã đành trẻ nào cũng theo luật sinh-lý, tâm lý chung, nhưng trong cái đại-
đồng đó, có không biết bao nhiêu là tiểu dị và mỗi trẻ là một thế giới riêng,
không giống với một trẻ nào khác. Cả những anh em sinh đôi cũng khác
nhau xa, trừ trường hợp hai đứa đều do một trứng mà ra.
Ở một chương trên tôi đã nói trẻ có thể chia làm ba hạng : hạng bẩm
sinh ốm yếu, xương nhỏ, bắp thịt nhỏ, ăn ít, chậm lớn, tẩm bổ tới mấy cũng
không sao mạnh bằng một hạng nữa mới sanh ra đã lực-lưỡng, ngực lớn,
nặng cân, ăn nhiều, ngủ nhiều ; còn hạng thứ ba thì hồi nhỏ cũng mảnh
khảnh như hạng thứ nhất, cũng ăn ít, gầy còm, nhưng tới tuổi dậy-thì bỗng
nhiên thay đổi hẳn, chỉ trong ít năm, theo kịp hạng thứ nhì.
Người ta đã nhận thấy rằng 80% trẻ em trong gia-đình phong lưu thuộc
về hạng thứ ba đó. Chúng đều biếng ăn, cứ để mặc chúng thì lớn lên chúng
cũng lực-lưỡng. Nhưng người ta cứ ép chúng ăn. Càng ép, chúng càng sợ ăn
và kết-quả càng tai hại.
Người ta đã thí-nghiệm về loài chó, cho chúng một miếng thịt ; chúng
lại gần và tức thì cơ-quan tiêu hóa của chúng hoạt-động rất mạnh, nước
miếng, nước vị toan, nước lá lách, nước mật đều tiết ra, bao tử và ruột đều
vận-động. Trong khi chúng đương ăn, nếu ta giật miếng thịt lại, đuổi chúng
đi, thì những hoạt-động sinh-lý kể trên ngưng liền, phải đợi một vài giờ sau
mới trở lại như cũ.
Loài người cũng vậy, mà còn khó quên cảm xúc hơn loài vật ; cho nên
đương ăn có điều gì bất bình thì chẳng những bữa đó, mà có khi hai ba bữa
sau nữa, ta ăn mất ngon đi. Câu « Trời đánh cũng tránh bữa ăn » của ta thực
thâm-thúy.
Thế mà ta ép trẻ ăn, dọa nạt nó nữa thì có vô lý không chứ ? Làm sao
chúng không ụa mửa, rồi sinh chứng mất ăn, chứng đau bao tử ?
Vậy nếu trẻ đã không muốn ăn thì cho nó thôi, đừng cố đút cho nó nữa.
Ta cứ theo nhu cầu tự-nhiên của nó. Những khi chúng đau mới mạnh, chưa