khủng hoảng xảy ra trong một bộ phận được điều hành bởi một người thích
duy trì các hoạt động độc lập với các phòng ban còn lại trong công ty. Bạn
có thể là tổng giám đốc hoặc giám đốc truyền thông. Bạn có thể là “chuyên
gia truyền thông” có uy tín nhất công ty theo nghĩa bạn là người thường
xuyên tiếp xúc với giới truyền thông, nhưng dù bạn là ai và ở đâu, bạn có
thể bảo đảm người có mặt tại nơi xảy ra vụ việc sẽ gọi điện cho bạn không?
Có lẽ bạn cần sớm đưa ra tài liệu về chiến lược quản lý khủng hoảng.
Hãy đưa ra định nghĩa mở về khủng hoảng (mở vì bạn không muốn bất kỳ
ai xác định rằng một tin xấu nhất định không nằm trong phạm vi của định
nghĩa và có thể bỏ qua) và hãy nói rõ rằng nếu sự kiện xấu xảy ra, bạn phải
được biết. (Và hãy bảo đảm nhân viên của bạn hiểu họ có thể gọi cho bạn
vào lúc 4 giờ sáng mà không lo bị quở trách nếu cuộc khủng hoảng xảy ra.)
Khi bạn chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng, có hai việc bạn cần làm, đó
là:
1. Hãy bảo đảm rằng khi cuộc khủng hoảng xảy ra, bạn sẽ biết về nó
ngay lập tức.
2. Hãy bảo đảm rằng khi cuộc khủng hoảng xảy ra, bạn có thể cảnh báo
những người quan trọng ngay lập tức.
Tất nhiên, còn nhiều vấn đề khác. Khi khủng hoảng xảy ra, bạn cần bảo
đảm dòng truyền thông rộng mở và việc chia sẻ thông tin nhanh chóng.
Dòng truyền thông cần kết nối bạn với thế giới bên ngoài đồng thời kết nối
với những người khác trong tổ chức, những người có thể được các nhà báo
tiếp cận. Bạn không muốn mọi người từ chối bình luận (ngoại trừ trường
hợp được đề cập trong phần cuối chương này) nhưng bạn muốn họ gợi ý
nhà báo chuyển câu hỏi cho bạn để được trả lời đầy đủ hơn. Hãy viết điều
đó trong tài liệu về quản lý khủng hoảng.
Đặc điểm thứ hai mà tất cả các cuộc khủng hoảng đều có là: Chúng cần
được giải quyết. Chương này sẽ tập trung vào việc giải quyết các khủng
hoảng liên quan đến truyền thông. Nhưng hãy nhớ rằng bạn phải giải quyết