thông với các nhà báo và các nhà báo tìm kiếm câu chuyện từ các nguồn tin
khác. Kết quả: tin tức tiêu cực. Hai trường hợp này nhấn mạnh nguyên tắc:
Phải duy trì dòng thông tin trong khủng hoảng. Hãy thu hút sự chú ý của
các nhà báo.
Eurotunnel
Trường hợp này không hề đơn giản. Dưới đây là tài liệu nguyên văn của
một nhà báo về vụ hoả hoạn Eurotunnel năm 1996:
“Lửa bùng lên và công ty ngay lập tức chuyển sang chế độ quản
lý khủng hoảng. Các cuộc họp báo, mọi việc đều tốt đẹp, các biện
pháp khẩn cấp để dập lửa. Sau đó, những người lái tàu ra được
khỏi đường hầm. Họ ngạt thở vì khói và cuống cuồng tìm đường
thoát. Khi báo chí gặp họ, mọi việc không tốt đẹp chút nào.”
Các thợ mỏ Mỹ
Trong một vụ việc khủng khiếp gần đây ở Mỹ, một nhóm thợ mỏ bị kẹt
lại trong vụ sập hầm. Công ty ra thông cáo nói rằng các thợ mỏ vẫn an toàn
ngay trước khi tin tức lộ ra rằng tất cả các thợ mỏ đã chết dưới hầm.
Cung cấp thông tin nhưng đừng bao giờ nói quá những điều bạn biết.
Hãy thú nhận những điều mình không biết.
Các công ty bảo hiểm và các con bồ câu của họ
Trong thế giới kinh doanh, một quy tắc khác là:
Có ý tưởng hay nhưng đừng thông minh quá.
Quay trở lại giữa những năm 1990, một công ty bảo hiểm nhân thọ
Scotland có sáng kiến gửi bồ câu nhốt trong các chiếc hộp đến một số nhà
báo tài chính. Các con bồ câu đều được đóng gói an toàn và ý tưởng là khi
các nhà báo nhận được bồ câu (và sẽ thả chúng), sẽ là một cách mới lạ để
khẳng định những sáng kiến bay bổng mới của công ty. Kết quả: Một số
trang báo đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu các hộp bồ câu được gửi chậm
vài ngày và điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà báo không có ở đó để nhận và thả
bồ câu?