Ban đầu, trẻ có thể tập nhận diện các vần điệu chỉ khác nhau ở âm
đầu. Chẳng hạn: “Con mèo thích leo trèo”. Đó là những dịp để trẻ
tiếp cận và phân tích ngôn ngữ, cố hiểu nguyên tắc hoạt động của
ngôn ngữ.
Ngày nay, nhiều người nhận thức rõ rằng chính vì thiếu khả năng
nhận biết âm vị nên trẻ mới học đọc kém. Những trẻ có phát âm
tốt hơn sẽ đọc giỏi hơn. Do đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra người
lớn cần làm gì để giúp trẻ. Bí quyết cơ bản là hãy chơi với trẻ! Vì
bạn không thể giải thích một cách logic về âm vị học cho trẻ chưa
đến tuổi đi học nên tất cả những gì bạn có thể làm là dạy cách
phát âm thông qua các trò chơi.
Góc rèn luyện
Trò chơi từ ngữ
Hãy cùng trẻ chơi trò chơi với từ ngữ bằng cách hát, đọc thơ cho
trẻ nghe. Những vần thơ đơn giản như: “Ông Sấm, ông Sét. ồng
hét đùng đùng. ồng nổ lung tung. Vỡ vung, vỡ nồi…” sẽ giúp trẻ
nhận biết việc thay đổi các âm đầu sẽ tạo các từ mới như thế nào.
Hãy sử dụng những câu hát, câu thơ có vần điệu, ghép tên trẻ
hoặc tên những người thân trong gia đình vào để tạo không khí
vui chơi. Hãy thay đổi các chữ cái đầu để tạo ra những từ mới.
Bạn cũng có thể chơi trò này khi đi trên đường. Chẳng hạn, bạn có
thể tìm những thứ đồ vật bắt đầu bằng những âm thanh khác
nhau trên đường và hỏi trẻ, “Đố con tìm được thứ gì trên đường
bắt đầu bằng chữ ‘c’? A, mẹ thấy có một thứ rồi! Đó là ‘cột điện’”.
Những trò chơi như thế này thậm chí có thể giúp hạn chế những
câu hỏi cố hữu như: “Mình sắp tới nơi chưa hả mẹ?”, hãy đọc một
từ quen thuộc và bảo trẻ đọc to nhưng bỏ đi một thành phần của
từ. Chẳng hạn: “Trong từ ‘bóng chuyền’, mẹ có thể bỏ từ ‘chuyền’
không?”. Bạn có thể tìm mua những đĩa nhạc đồng dao để chơi trò
này với trẻ.
Tóm lại, khả năng đọc hiểu được xây dựng trên nền tảng ngôn
ngữ. Một nền tảng ngôn ngữ vững chắc với vốn từ vựng, khả năng
kể chuyện, kỹ năng phát âm chính là ba yếu tố cốt lõi giúp trẻ học
đọc nhanh chóng. Và dĩ nhiên, đọc hiểu không chỉ là đọc được
mặt chữ mà còn là hiểu được nội dung chứa trong những con chữ
103