Khả năng đọc hiểu tự phát ở trẻ không chỉ liên quan đến kỹ năng
đọc mà còn cả việc viết lách. Liệu đến lúc nào thì trẻ mới thích
viết và chúng ta phải làm gì đối với những tác phẩm viết tay ưa
thích của trẻ (dù đôi khi trông khá… kinh khủng)? Vẽ nguệch
ngoạc trên giấy là một trong những trò trẻ con rất khoái. Nếu là
người hay hoài nghi, bạn sẽ tự hỏi trẻ thích làm thế vì muốn xem
những ký hiệu riêng mình tự tạo hay vì chỉ thích vẽ cho vui tay?
Tiến sĩ James J. Gibson - nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới của Đại
học Cornell - quyết định tìm lời đáp cho câu hỏi đó bằng cách
nghiên cứu những trẻ từ 15 - 38 tháng tuổi. Hãy tưởng tượng
cảnh bé Allison 16 tháng, cùng mẹ là Donna đến phòng thí
nghiệm của giáo sư Gibson. Người phụ tá đưa cho bé Allison một
bìa kẹp hồ sơ cùng một tờ giấy trắng và lần lượt đưa cho em cây
bút có thể viết được và một cây bút đã hỏng. Người phụ tá chỉ việc
ngồi đó với máy đếm giờ để tính xem bé Allison mất bao lâu để
nguệch ngoạc với từng cây bút, cũng như quan sát xem ngoài ra
bé còn làm những gì và nói những gì. Mẹ bé cho biết Allsion chưa
từng cầm bút chì màu và chưa từng viết vẽ gì, và bà rất ngạc
nhiên khi được mời tham gia cuộc thí nghiệm này. Trong lúc họ
nói chuyện, đầu tiên bé Allison được đưa cho cây viết bị hỏng. Cô
bé không thèm đụng đến tờ giấy, chỉ chăm chú nhìn cây bút. Khi
hết giờ, người phụ tá bèn lấy cây bút hỏng đi và đưa cho bé
Allison một chiếc khác có thể viết được. Đầu tiên, cô bé cầm lấy và
quơ quơ rồi bất chợt kéo một nét trên tờ giấy. Trong tích tắc,
Allison nhận ra mình vừa tạo ra một vết trên tờ giấy, thế là bé bắt
đầu nguệch ngoạc đầy vẻ chăm chú. Mẹ em cười lớn, lấy làm ngạc
nhiên. Người trợ lý giải thích, bé Allison đang thực hiện “thao tác
vẽ cơ bản”. Những trẻ khác cũng rất thích nguệch ngoạc như thế
và rất thích trông thấy những tác phẩm của mình!
Trẻ có thể thấy thích thú với chuyện “viết” vì khi đó, trẻ có thể
làm thay đổi điều gì đó. Từ một tờ giấy trắng tinh, các bé có thể
phủ lên đó những hình vẽ, màu sắc khác nhau theo ý thích riêng
của mình. Đây có thể là trò hết sức hấp dẫn với những trẻ thường
xuyên bị người lớn bảo “không được!”. Với trò này, trẻ có thể tự đề
ra thời khóa biểu riêng cho mình và làm những gì mình muốn
(miễn là các em không quá phấn khích đến mức biến cả bức tường
107