thành một bảng màu đầy màu sắc). Trò này cũng giúp trẻ nhận
biết được, dù rất chậm, dùng bao nhiêu lực là đủ (bạn có bao giờ
thấy những quyển tập bị thủng lỗ của trẻ chưa? Đó là do trẻ đè
bút quá mạnh đấy), cũng như cách cầm viết đúng tư thế và cách
điều khiển ngón tay, bàn tay; cách tạo những đường thẳng so với
đường cong. Rõ ràng, đó là tất cả những thứ trẻ sẽ phải học khi
đến trường.
Bé có thích vẽ nguệch ngoạc lên giấy hay không ? Lên bao nhiêu
tuổi bé mới có “thao tác vẽ cơ bản”? Để biết được những điều này,
bạn chỉ cần đưa cho bé một cây bút chì chưa chuốt và vài tờ giấy
và lặp lại “bài tập” này mỗi 2 tháng một lần. Con bạn phản ứng ra
sao với một cây bút chì không viết được? Bé có ngạc nhiên hay
nghĩ rằng cây viết đó nhất định phải tạo được nét gì đó trên giấy
không? Cháu có muốn bạn đổi cây bút khác không? Đây là một
cột mốc quan trọng bạn nên đánh dấu lại. Khi gặp bạn bè hay
người thân, bạn nhớ khoe với họ những thông tin thú vị này.
Biết viết chữ - Biểu hiện của tiến bộ thật sự
Cuối cùng cũng đến lúc con bạn bắt đầu viết chữ. Đến giai đoạn
này, trẻ đã có khái niệm về trình tự các chữ cái đứng cạnh nhau;
đôi khi trẻ sẽ tạo nên các hình vẽ nho nhỏ cạnh nhau và gọi đó là
các chữ cái. Trẻ thường rất phấn khởi trước thành quả của mình,
nghĩ rằng mình đã lớn. Ngay cả nếu đứa con bé bỏng trong độ
tuổi mẫu giáo của bạn có viết nhầm “b” thành chữ “d” hay ghép
sai hình và chữ. thì bạn cũng đừng lo lắng. Dần dần rồi bé cũng sẽ
khám phá ra các nguyên tắc viết chữ. Thậm chí, bạn có thể coi
đây là lúc để dạy dỗ con, chẳng hạn chỉ cho con thấy sự khác biệt
giữa chữ b và chữ d. Ban đầu, có thể bé sẽ chẳng nhận ra điều này
nhưng một khi bạn đã nhắc đi nhắc lại đến lần thứ 20 chẳng hạn,
thì chắc chắn bé sẽ ghi nhớ. Con bạn cũng sẽ đề nghị bạn nhận xét
các tác phẩm của bé. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn một cách vui vẻ,
thoải mái và đừng quên khen ngợi sự cố gắng của con.
108