thẳng hoặc nét cong… Những cách này sẽ giúp con bạn làm quen
với chữ cái và cách phát âm. Hãy làm một tấm bảng to để lưu lại
những tác phẩm của cháu như một hình thức khen ngợi, khuyến
khích cháu.
Giúp trẻ học chữ cái bằng các con dấu
Trẻ cũng thích dùng các con dấu. Bạn có thể viết tên của bé và bảo
bé đi tìm những con dấu có các chữ cái tương ứng. Ngoài tên bé,
bạn có thể mở rộng ra tên của bố mẹ, tên của người hàng xóm. Để
chơi trò này, trẻ phải biết phân tích các chữ cái có trong tên gọi để
chọn đúng con dấu thích hợp. Trò này còn giúp trẻ nhận biết sự
khác nhau về phương hướng khác nhau trong hình dạng của các
chữ cái, chẳng hạn như chữ “b” và chữ “d”. Trò chơi đơn giản này
đóng vai trò cốt lõi trong việc giúp trẻ phát huy khả năng đọc
hiểu.
Đối thoại
Bạn đừng quên ngôn ngữ là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển
khả năng đọc hiểu. Hãy lôi kéo trẻ tham gia các cuộc đối thoại, kể
cho trẻ nghe những chuyện khác nhau. Nếu không được nghe kể
chuyện, trẻ sẽ không biết cách kể chuyện. Khi bắt đầu biết đọc,
các kỹ năng nói của trẻ sẽ cho thấy trẻ hiểu về chữ viết đến đâu.
Rõ ràng, trẻ sẽ có cơ hội thực hành các kỹ năng ngôn ngữ nếu
được người lớn gợi chuyện để chia sẻ, đối thoại và đưa ra ý kiến
riêng. Khi biết cách lưu trữ từ ngữ trong bộ nhớ, trẻ sẽ có vốn từ
phong phú hơn.
Bạn cũng có thể chơi trò kể chuyện tiếp sức. Bạn có thể bắt đầu
rằng: “Ngày xửa ngày xưa, có một con chó sống trong khu rừng
nọ…” rồi để bé kể nốt phần còn lại. Trò này có thể chơi khi cả nhà
cùng ngồi trong ô tô. Dần dà, bé sẽ có thể thêm thắt cho câu
chuyện dài hơn. Câu chuyện càng kỳ lạ càng tốt! Trẻ con cũng
thích thiết kế câu chuyện bằng chính những trải nghiệm của trẻ.
Bạn hãy thử hỏi bé: “Con còn nhớ hôm mình đi chơi hồ và trông
thấy.”.
Bạn cũng hãy thử vài trò chơi chữ vừa vui vừa có tính giáo dục.
Hãy thử tìm xem có bao nhiêu từ bắt đầu cùng một chữ cái như
nhau. Chẳng hạn, bạn bắt đầu với chữ “b” và các từ là: “ba, bò,
112