và đặc biệt là môi trường sống của trẻ cũng có vai trò rất quan
trọng trong việc học điều chỉnh cảm xúc. Tức là, một sự việc
khiến trẻ 18 tháng nổi cáu lại có thể chẳng đáng để trẻ 20 tháng
tuổi quan tâm.
Một khi đã tìm ra cách để giúp bản thân tự kiểm soát cảm xúc
(như chú ý đến những việc khác, tìm cái khác thay cho cái mình
muốn, dỗ dành bản thân bằng những con thú nhồi bông mềm
mại…) trẻ sẽ dần nắm bắt cách vượt qua những lúc chạnh buồn
của mình. Tuy nhiên, sự kiểm soát tình cảm này đòi hỏi phụ
huynh phải trò chuyện với trẻ, giúp trẻ hiểu rằng giận dữ không
phải là phản ứng duy nhất có thể có. Ngay cả khi trẻ chưa thấu
hiểu những cuộc “bàn thảo” đó, bố mẹ vẫn phải hỗ trợ trẻ điều
chỉnh cảm xúc của mình, ví dụ như tìm cách phân tán sự tập
trung của trẻ khi trẻ sắp nổi giận. Dần dà, bố mẹ sẽ để trẻ tự điều
khiển cảm xúc của mình và dạy trẻ xử lý tốt những cảm xúc tiêu
cực. Ví dụ: “Con giận mẹ, đúng không? Vậy cho mẹ biết điều gì
làm con vui nào!”.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ huynh thường nói với trẻ
từ 2-5 tuổi về những tình cảm tích cực lẫn tiêu cực. Nhưng bởi các
tình cảm tiêu cực thường khiến trẻ đau khổ, không vui nên cần
được điều chỉnh nhiều hơn các tình cảm tích cực. Các nhà nghiên
cứu thấy rằng những cuộc nói chuyện về các tình cảm tiêu cực và
tích cực rất khác nhau. Phụ huynh thường có khuynh hướng nói:
“Ô, bạn thỏ đang cười vui vẻ kìa!” khi đang vui chơi với trẻ. Nhưng
họ cũng có thể hỏi: “Sao tối qua con lại nằm khóc trên giường
vậy?”. Nghĩa là, họ thường nói về các tình cảm tiêu cực khi chúng
đã đi qua, cũng như hay hỏi những câu hỏi mở như: “Con nghĩ tại
sao thỉnh thoảng mọi người lại khóc nè?”. Ta cũng có thể khiến
trẻ phải chú ý đến những cảm xúc tiêu cực của người khác khi
hỏi: “Con có biết tại sao hôm qua bố lại nổi giận với con không?”.
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Thật ra, những trẻ có dịp trò
chuyện nhiều với bố mẹ về những điều này thường hiểu rõ bản
thân và cảm xúc của người khác hơn khi trưởng thành. Điều này
rất quan trọng, bởi hiểu rõ cảm xúc của mình và của người khác
sẽ giúp bạn hành xử đúng mực hơn. Từ nghiên cứu, giáo sư
Daniel Goleman của Đại học Yale đã chỉ ra rằng: “Giúp mọi người
160