ráp. Cô bé nhìn quanh khắp phòng, rồi lại nhìn những mẩu Erika
vừa ráp xong, sau đó nhìn xuống bản ráp hình của mình chỉ mới
có mấy miếng. Cô bé bỏ cuộc, đứng dậy đi tới góc để búp bê, bắt
đầu la rầy con búp bê nhỏ: “Mẹ nổi giận với em rồi đó. Em thật
ngu ngốc. Em sẽ không được coi tivi đến khi nào ráp hình xong”.
Các nhà tâm lý gọi những bé như Rachel là “người không kiên
định”. Giáo sư Carol Dweck và các cộng sự đã nhận ra một số thói
quen của phụ huynh có thể dẫn đến tính thiếu kiên trì này ở trẻ,
cũng như chỉ ra sự ảnh hưởng của khía cạnh này đến mức độ
thành công của trẻ sau này. Bạn có còn nhớ những lời động viên
của mẹ bạn khi bạn rên rỉ vì đá thua một trận bóng hay đánh vần
sai bét không? Chẳng hạn như mẹ nói: “Nếu lần này không thành
công, con hãy thử lại lần nữa”. Nếu bố mẹ đã không ngừng nói
như thế với bạn khi bạn còn nhỏ thì hẳn bạn sẽ cảm nhận rõ nét
về trí tuệ của bản thân. Câu nói đó cho bạn thấy rằng không nên
đổ lỗi cho bản thân khi không làm được hay không thay đổi được
điều gì đó. Tức là bạn không nên nghĩ mình ngu dốt, lười biếng.
Bạn đánh giá bản thân một cách đúng đắn dựa trên sự cố gắng mà
bạn đã bỏ ra để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhưng nếu bố mẹ
thường xuyên chú trọng và khen ngợi thành tích, khả năng của
bạn thì có thể bạn sẽ trở thành đứa trẻ như Rachel - luôn thiếu
kiên nhẫn trước những nhiệm vụ khó khăn.
Làm thế nào trẻ phát triển được cái nhìn lành mạnh về trí tuệ của
bản thân? Các nhà tâm lý học nghiên cứu câu hỏi này có đôi lúc
đã gọi đây là “sự phát triển lòng tự trọng”. Theo các giáo sư
George Bear và Kathy Minke, những chuyên gia hàng đầu về lĩnh
vực thấu hiểu bản thân ở trẻ con, những động thái ảnh hưởng của
lòng tự trọng lên việc giáo dục trẻ đang ngày càng diễn ra theo
hướng tiêu cực. Những liên hệ từng được cho là tồn tại giữa lòng
tự trọng và thành tích học tập đã được các nhà nghiên cứu
nghiêm túc xem xét, tiến hành thực nghiệm và kết quả cho thấy
những “hy vọng” đó chỉ là chuyện hoang đường. Và một trong
những hệ quả dai dẳng và tác hại nhất của “lầm tưởng” ấy chính
là những chương trình giáo dục quá nhấn mạnh vào việc đề cao
và phát triển lòng tự trọng của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy, chỉ nói với trẻ rằng chúng thông minh thôi
162