ĐỂ CON BẠN GIỎI NHƯ EINSTEIN - Trang 162

kiểm soát tốt hơn những cảm xúc tiêu cực của bản thân như giận
dữ, lo lắng, đau buồn, bi quan, cô đơn. là một hình thức ngăn
ngừa bệnh tật”.

Trong bản báo cáo năm 2002 của Hiệp Hội Nghiên Cứu Về Sự
Phát Triển Của Trẻ - một tổ chức uy tín của Mỹ - có một kết luận
hết sức rõ ràng dựa trên nhiều công trình nghiên cứu như sau: “.
Thành tích trong những năm đầu tiên đến trường hoàn toàn được
dựa trên nền tảng kỹ năng xã hội và tình cảm của trẻ. Những trẻ
khó tập trung, làm theo sự hướng dẫn, ít hòa nhập với mọi người
hoặc không biết cách kiểm soát cảm xúc khi giận dữ, đau buồn. sẽ
học kém hơn ở trường”.

Nếu con bạn 3 tuổi, bạn có thể dùng một quyển truyện tranh để
dạy bé biết cách chia sẻ cảm xúc. Khi câu chuyện có những tình
tiết tốt hoặc xấu, hãy hỏi bé xem bé nghĩ gì về việc đó. Điều này sẽ
giúp bé nghĩ về nguyên nhân đã gây nên cảm xúc đó. Hãy gợi hỏi
về cảm xúc của nhân vật bị tác động bởi tình tiết đó, ví dụ: “Con
nghĩ con thỏ sẽ vui hay buồn nếu không tìm được đứa con của
nó?” hoặc: “Tại sao chú bé cười?”. Hãy nhớ rằng có những điều
trông có vẻ hiển nhiên với chúng ta nhưng lại có thể rất khó hiểu
đối với trẻ.

Thêm vào đó, để giúp trẻ hiểu về nguyên nhân và các yếu tố liên
quan đến cảm xúc, hãy trò chuyện với trẻ về những sự kiện tình
cảm có trong quyển sách để giúp trẻ trở thành những độc giả chủ
động hơn!

NHẬN THỨC TRÍ TUỆ XUẤT HIỆN: LIỆU NHỮNG LỜI KHEN CÓ
NGUY HIỂM?

Hai bé Erika và Rachel ngồi trên ghế nhỏ trong nhà trẻ và chơi trò
ráp hình. Nhiệm vụ này không dễ chút nào. Erika thử từng mảnh,
cẩn thận ráp lại với nhau để tạo thành bức tranh những con thú
trong rừng. Rachel thì ngược lại, cứ nghịch vớ vẩn với những mẩu

161

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.