biết tìm tòi, khám phá về người khác, thậm chí với người lớn việc
ấy cũng chẳng hề đơn giản. Giả sử, khi bạn đang “chìm” trong
một núi việc thì một đồng nghiệp đến bảo: “Ồ! Cây bút của anh
viết êm quá! Cho tôi mượn thử nhé!”, bạn có từ chối không? Bạn
có quay lưng “làm lơ” và cố gắng giữ chặt cây bút kẻo anh chàng
kia giật lấy không? Hiển nhiên là không. Thế nhưng con bạn - dù
bé đã 6 tuổi chăng nữa - vẫn có thể phản ứng như thế bởi khả
năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ còn hạn chế. Trong khi bạn sẽ
hòa nhã đáp rằng: “Được chứ, thử xem sao!” và đưa cây bút cho
người đồng nghiệp. Tại sao bạn làm thế?
Chúng ta hãy khám phá những gì diễn ra trong suy nghĩ của bạn
khi chấp nhận chia sẻ cây bút đó với người đồng nghiệp. Bạn chia
sẻ cây bút vì nhiều động cơ. Thứ nhất, bạn muốn duy trì quan hệ
tốt đẹp với đồng nghiệp. Thứ hai, bạn cho mượn vì nghĩ biết đâu
sau này lại có lúc nhờ vả anh ta. Và thứ ba, bạn lo rằng nếu không
cho anh ta mượn bút, anh ta sẽ bảo bạn bủn xỉn, ích kỷ.
Trẻ con mới chập chững biết đi không có khả năng suy nghĩ phức
tạp như thế. Để làm được điều đó, trẻ phải biết nghĩ đến tương lai,
đến việc người khác sẽ đánh giá mình thế nào và nhất là phải biết
điều chỉnh cảm xúc bản thân. Trẻ chỉ biết giật phắt những gì
mình muốn! Do đó, phụ huynh và bảo mẫu phải hết sức kiên
nhẫn rèn luyện cho trẻ.
Hiểu suy nghĩ của người khác
Muốn chia sẻ với ai đó, trước hết bạn phải biết tôn trọng suy nghĩ
của họ. Và một yếu tố quan trọng khác là bạn phải biết cảm
thông. Vậy khi nào trẻ mới biết cảm thông?
Giáo sư Betty Repacholi và giáo sư Alison Gopnik ở Đại học
California tại Berkeley phát hiện rằng trẻ 18 tháng tuổi có thể
hiểu được những mong muốn của bạn và sự khác nhau giữa
những mong muốn đó với mong muốn của chính trẻ. Trẻ được
đưa vào một phòng thí nghiệm chứa đầy bông cải xanh và bánh
quy. Liệu trẻ có biết đâu là thứ các nhà khoa học thích hoặc không
thích không?
Các trẻ tham gia thí nghiệm ở độ tuổi từ 14 đến 18 tháng tuổi và
được chia làm hai nhóm. Với nhóm thứ nhất (có cùng độ tuổi),
182