phát triển trí tuệ của con, về lượng kiến thức cần phải nhồi nhét
vào đầu trẻ, bạn rồi sẽ vô tình “lờ đi” sự phát triển đời sống tình
cảm của trẻ, vốn rất cần thiết để hỗ trợ niềm yêu thích và lòng tự
tin cho trẻ, để trẻ có thể vượt qua vô vàn những thất vọng và
chướng ngại trong cuộc sống hằng ngày.
GÓC RÈN LUYỆN TẠI NHÀ
Cha mẹ có thể làm gì để giúp con trưởng thành trong giao tiếp xã
hội và trong đời sống tình cảm? Mời bạn tham khảo vài lời
khuyên cụ thể dưới đây:
Tìm cơ hội hiểu về cảm xúc của người khác. Khi giải thích với trẻ
rằng người khác có thể cảm thấy gì trước một hành động cụ thể
nào đó tức là bạn đang dạy trẻ biết cân nhắc về suy nghĩ của
người khác. Chẳng hạn hãy nói với trẻ: “Nếu con lấy cái xe đồ chơi
đó đánh vào đầu em con, có thể em con sẽ khóc và rất buồn. Con
có muốn chuyện đó xảy ra không?”.
Bạn phải thật kiên trì mới có thể giúp trẻ nhạy cảm hơn. Tất
nhiên, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chỉ đơn thuần là cấm đoán những
hành vi nguy hiểm của một đứa trẻ mà không thèm phân tích cho
chúng thấy hậu quả của hành vi đó, lý do của hậu quả đó và người
liên lụy sẽ cảm thấy ra sao… Tất nhiên, bạn có thể dễ dàng bước
ra khỏi một khu mua sắm với hàng đống băng video kèm lời bảo
đảm của nhà sản xuất rằng với chúng, con bạn sẽ học được cách
làm việc và chơi đùa với mọi người xung quanh.
Vấn đề là ở chỗ, một sản phẩm như thế chỉ như hạt cát trong sa
mạc nếu so với sức mạnh đến từ những mối quan hệ giữa người
với người luôn diễn ra, phát triển từng phút từng giây và đòi hỏi
cả trái tim lẫn khối óc của trẻ phải phối hợp với nhau để học hỏi.
Điều quan trọng ở đây chính là sản phẩm cơ bản của nhu cầu xã
hội: Những trải nghiệm về sự tương tác ở cả trẻ lẫn cha mẹ.
Chú ý ngôn ngữ của bạn. Có một cách để hướng trẻ đến việc đặt
mình vào hoàn cảnh người khác là đề nghị trẻ nói về những nhân
vật trong các câu chuyện mà bạn thường đọc cho trẻ nghe. Hãy
hỏi trẻ: “Theo con, cô bé này sẽ cảm thấy thế nào?”, “Nếu là cô bé
ấy, con cảm thấy ra sao?”, và “Vậy con nghĩ bạn của cô bé sẽ làm
gì để giúp cô bé thấy dễ chịu hơn?”.
187